Sản xuất kinh doanh thực phẩm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì chất lượng, của thực phẩm của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Do đó, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngoài phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở nhập khẩu thực phẩm tại Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ nếu muốn tham gia vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm đó là sản phẩm thực phẩm phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn và công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hay còn gọi chung là thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Cơ sở pháp lý:
Luật An toàn thực phẩm 2012;
Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm;
Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng;
Nghị định 47/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
Đối tượng công bố:
Công bố hợp quy: Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật.
Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm: áp dụng cho sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật.
Trình tự công bố:
Bước 1: Đánh giá hợp quy/ phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá hợp quy theo một trong hai phương thức sau: Tự đánh giá hợp quy và thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận; Thông qua tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Y tế chỉ định.
Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm và theo nội dung được quy định.
Bước 2: Đăng ký công bố hợp quy/ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Hồ sơ công bố gồm:
STT
Tài liệu
Ghi chú
1
Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định an toàn thực phẩm
2
Bản thông tin chi tiết sản phẩm
3
Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp
4
Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩnHACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương ( nếu có)
7
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định
8
Kế hoạch kiểm soát chất lượng
9
Kế hoạch giám sát định kỳ
10
Báo cáo đánh giá hợp quy
11
Mẫu nhãn sản phẩm/Nội dung nhãn sản phẩm/Nội dung nhãn phụ sản phẩm
12
Mẫu sản phẩm
Đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam; thực phẩm chức năng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
Trường hợp chưa có ngành nghề kinh doanh thực phẩm thì Doanh nghiệp cần bổ sung ngành nghề
14
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Với những đối tượng phải cấp
15
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc chứng nhận y tế hoặc tương đương
Đối với thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu
16
Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố
Đối với thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
Hồ sơ công bố hợp quy đối với sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật
Trường hợp 1: Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ gồm các mục 1,2,3,4
Trường hợp 2: Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bên thứ nhất), hồ sơ gồm các mục 1,2,4,7,8,9,10
Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật
Đối với sản phẩm nhập khẩu: mục 1,2,4,7,9,11,12,13,14,15,16
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: mục 1,2,4,7,8,9,11,12,13,14,16
Cơ quan thực hiện:
Bộ Y tế: đối với thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
Sở Y tế nơi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: đối với các sản phẩm sản xuất trong nước trừ các sản phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế
Kết quả thực hiện: Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Thời hạn Giấy chứng nhận tiêu chuẩn
05 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;
03 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh không có các chứng chỉ trên. Để sản phẩm tiếp tục được lưu hành trên thị trường, thương nhân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
Dịch vụ Luật Việt An về công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm
Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý liên quan đến công bố tiêu chuẩn thực phẩm;
Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ công bố;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan;
Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục Công bố tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình thực hiện công bố;