Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn một trong các biện pháp đảm bảo đã được pháp luật quy định. Một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên trong giao dịch bảo đảm là thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, đặc biệt đối với những tài sản có giá trị lớn. Sau đây, Luật Việt An sẽ cung cấp quy định pháp luật liên quan đến thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự năm 2015;
Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Khái niệm liên quan
Giao dịch bảo đảm là gì?
Giao dịch bảo đảm được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn một trong các biện pháp đảm bảo đã được pháp luật quy định để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với tính chất tác động dự phòng để ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự, có 9 biện pháp bảo đảm sau: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản. Như vậy, giao dịch bảo đảm là giao dịch liên quan đến những biện pháp bảo đảm này.
Đăng ký giao dịch bảo đảm là gì?
Để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong những trường hợp pháp luật quy định cũng như công khai hóa các giao dịch bảo đảm mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu, pháp luật có quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì đăng ký giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là đăng ký) được hiểu là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm.
Trường hợp phải đăng ký
Theo Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, các trường hợp đăng ký bao gồm:
Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu;
Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký; xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký đối với trường hợp trên.
Như vậy không phải tất cả các giao dịch bảo đảm đều phải đăng ký, mà chỉ một số trường hợp pháp luật bắt buộc đăng ký giao dịch đảm bảo. Đây là những trường hợp mà giao dịch bảo đảm thường có giá trị tài sản lớn, có tính phức tạp, do các bên có thỏa thuận hoặc có sự thay đổi ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ các bên giao dịch bảo đảm.
Người yêu cầu đăng ký có thể bao gồm bên nhận bảo đảm, bên bảo đảm; Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký.
Thẩm quyền tiếp nhận đăng ký giao dịch bảo đảm
Theo Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, cơ quan tiến hành đăng ký đất đai được quy định như sau:
Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đăng ký về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay.
Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển, tài sản khác quy định tại Điều 41 Nghị định này.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung và trường hợp khác quy định tại Điều 44 Nghị định này.
Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm
Hồ sơ đăng ký hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ Phiếu yêu cầu đăng ký hợp lệ và giấy tờ khác thuộc thành phần hồ sơ theo quy định của Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
Lưu ý về chữ ký, con dấu trong hồ sơ đăng ký:
Phiếu yêu cầu đăng ký phải có chữ ký của người có thẩm quyền (sau đây gọi là chữ ký), con dấu (nếu có) của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm.
Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm gồm nhiều người thì phải có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của các chủ thể này, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nội dung về việc một, một số bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm có quyền đại diện cho những người còn lại.
Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và của người khác thì Phiếu yêu cầu đăng ký không cần chữ ký, con dấu (nếu có) của người có nghĩa vụ được bảo đảm.
Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp qua hệ thống đăng ký trực tuyến thì chữ ký, con dấu có thể được thay thế bằng chữ ký điện tử, con dấu điện tử. Chữ ký điện tử, con dấu điện tử có giá trị pháp lý như chữ ký, con dấu được sử dụng trên văn bản giấy (sau đây gọi là bản giấy).
Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký được nộp theo một trong các cách thức sau đây:
Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
Qua thư điện tử.
Lưu ý, cách thức nộp hồ sơ đăng ký đối với trường hợp đăng ký qua thư điện tử được áp dụng đối với người đã được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký
Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp bằng bản giấy mà hợp lệ thì người tiếp nhận ghi vào Sổ tiếp nhận, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp qua hệ thống đăng ký trực tuyến, cơ quan đăng ký tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra hồ sơ thông qua giao diện trực tuyến. Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì phản hồi tự động xác nhận về việc tổ chức, cá nhân đã gửi thành công và thông báo về thời điểm tiếp nhận hồ sơ hoặc thực hiện việc phản hồi này, thông báo này theo quy định.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Cơ quan đăng ký có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hợp lệ; nếu thời điểm nhận hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì có thể hoàn thành việc đăng ký trong ngày làm việc tiếp theo.
Trường hợp có lý do chính đáng có thể kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký đảm bảo thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ kèm theo thông báo có nêu rõ lý do cho người yêu cầu đăng ký bằng bản giấy hoặc văn bản điện tử hoặc bằng hình thức khác thuận lợi cho người yêu cầu đăng ký và phù hợp với điều kiện của cơ quan đăng ký ngay khi có lý do chính đáng.
Bước 4: Trả kết quả
Trường hợp đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản thì kết quả đăng ký được trả bằng bản điện tử hoặc bản giấy theo đề nghị của người yêu cầu đăng ký. Việc trả kết quả này có thể thực hiện trực tiếp tại cơ quan đăng ký, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cách thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Nếu không thuộc trường hợp trên, cơ quan đăng ký trả kết quả đăng ký theo một trong các cách thức sau đây:
Trực tiếp tại cơ quan đăng ký.
Trường hợp nộp hồ sơ thông qua Bộ phận Một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì Bộ phận Một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;
Qua dịch vụ bưu chính;
Qua cách thức điện tử trong trường hợp pháp luật có quy định; cách thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Lưu ý về thủ tục đăng ký trực tuyến
Tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký trực tuyến tiến hành đăng ký tài khoản trực tuyến tại địa chỉ: https://dktructuyen.moj.gov.vn/ của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp
Người yêu cầu đăng ký sử dụng tài khoản để đăng nhập vào hệ thống đăng ký trực tuyến và kê khai thông tin, xác thực hồ sơ đăng ký theo quy trình trên giao diện đăng ký trực tuyến. Trường hợp pháp luật có quy định hồ sơ đăng ký phải đính kèm bản điện tử thì người yêu cầu đăng ký gửi đính kèm văn bản này.
Người yêu cầu đăng ký thực hiện thanh toán phí đăng ký theo quy trình trên giao diện đăng ký trực tuyến hoặc theo phương thức thanh toán được quy định tại pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật khác có liên quan.
Hồ sơ đăng ký trực tuyến có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký bằng bản giấy.
Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm thực hiện việc đăng ký trực tuyến thông qua tài khoản của người đại diện thì người đại diện phải kê khai thông tin mã số tài khoản của người được đại diện.
Dịch vụ của Luật Việt An về đăng ký giao dịch bảo đảm
Tư vấn pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm;