Điều 38. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp sử dụng Tài Khoản đăng ký kinh doanh
Cá nhân quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định này kê khai thông tin tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài Khoản đăng ký kinh doanh.
Cá nhân quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định này sử dụng Tài Khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, cá nhân quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định này sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cá nhân quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định này nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Cá nhân quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định này có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.
Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
Trường hợp hồ sơ bằng bản giấy và hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử là không thống nhất, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định này.
Quy trình đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.”
Quy định mới đã mở rộng phạm với đối tượng được đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh cụ thể bây giờ ngoài người đại diện theo pháp luật thì chủ thể đăng ký bao gồm các nhân có thẩm quyền hoặc người được các nhân ủy quyền theo quy định pháp luật. Ngoài việc đăng kí tài khoản đăng ký kinh doanh thì việc sử dụng tài khoản kinh doanh để thực hiện các các thủ tục khác cũng được mở rộng phạm vi đối tượng. Đây là một quy định có tính chất linh hoạt, trong các trường hợp người đại diện theo pháp luật không thể thu xếp thực hiện thủ tục này thì có thể ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện thay mình.
Sửa đổi khoản 3 Điều 36 nghị định 108/2018/NĐ-CP
“3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng hoặc Tài Khoản đăng ký kinh doanh của một trong các chủ thể sau đây:
a) Cá nhân có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo quy định;
b) Người được cá nhân quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này ủy quyền thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải có các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 11 Nghị định này.”
Bên cạnh đó đối với quy định cũ thì trong trường hợp không có sự thống nhất giữa hồ sơ giấy và hồ thì chưa có hướng dẫn quy định giải quyết còn với quy định mới đã có quy định cụ thể như sau: “Trường hợp hồ sơ bằng bản giấy và hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử là không thống nhất, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.” ( khoản 6 Điều 38 Nghị định 108/2018/NĐ-CP). Như vậy, đã có sự rõ ràng trong việc khắc phục lỗi đối chiếu hồ sơ từ bản giấy và hồ sơ gửi qua mạng điện tử.