Thủ tục đăng ký thang bảng lương

Công ty luật Việt An được thành lập vào năm 2007 đồng thời được công nhận là Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam vào năm 2007. Sau 15 năm hoạt động, Luật Việt An tự hào là một trong những công ty luật uy tín nhất, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn pháp luật tại Việt Nam. Công ty Luật Việt An xin hướng dẫn thủ tục đăng ký thang bảng lương tại Việt Nam như sau:

 Cơ sở pháp lý

  • Luật Lao Động,
  • Nghị định 49/2013/NĐ-CP,
  • Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH,
  • Nghị định số 121/2018/NĐ-CP.

Bộ luật Lao động 2012 quy định: người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2012 quy định: khi xây dựng thang bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai thang bảng lương tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Đặc biệt, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, khi xây dựng thang bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ – Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi và giám sát.

Tại sao lại phải lập thang bảng lương?

Điều 93 Bộ Luật Lao động 2012 quy định về việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:

“Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.”

Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ xây dựng thang bảng lương và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đạt cơ sở sản xuất kinh doanh của người lao động.

Khoản 10, Điều 1, Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây

  1. a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;
  2. b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
  3. c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
  4. d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.”

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp không lập và nộp thang bảng lương theo quy định sẽ phải nộp phạt theo quy định trên.

Vai trò của thang bảng lương của doanh nghiệp

Thang bảng lương là căn cứ pháp lý để quản lý chi phí tiền lương, tiền công cho nhân viên doanh nghiệp. Thông qua bảng lương, cán bộ công ty có thể quản lý có hệ thống và có cơ sở để xác định chính xác tiền lương của mỗi nhân viên tương ứng với chức doanh và thâm niên của mỗi người. Bên cạnh đó, đây cũng là căn cứ để xây dựng quy chế đãi ngộ, khen thưởng của các thành viên trong công ty.

Bên cạnh đó, thang bảng lương cũng là tài liệu bắt buộc phải có đối với doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu ở các cơ quan bảo hiểm.

Thụ tục đăng ký thang bảng lương gồm nội dung sau:

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện. Cụ thể, các hồ sơ cần nộp như sau:

  • Bản photo giấy đăng ký doanh nghiệp;
  • Hệ thống thang bảng lương;
  • Công văn đề nghị đăng ký thang bảng lương;
  • Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương;
  • Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương;
  • Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức danh;
  • Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp, ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện sẽ tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký.

Trường hợp phát hiện thang, bảng lương của doanh nghiệp vi phạm các nguyên tắc do Chính phủ quy định, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định.

Đối tượng áp dụng:

Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên.

Phương thức đăng ký:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý:

Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.

Dịch vụ của Công ty Luật Việt An về tư vấn xây dựng thang bảng lương tại Việt Nam

  • Giúp khách hàng xây dựng thang bảng lương hoặc trực tiếp lập thang bảng lương;
  • Tư vấn thủ tục đăng ký thang bảng lương;
  • Đại diện khách hàng đăng ký thang bảng lương;
  • Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục đăng ký thang bảng lương tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Việt An để được tư vấn!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức pháp luật Thuế

    Tin tức pháp luật Thuế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO