Bất cứ một doanh nghiệp mới thành lập nào cũng cần đưa ra các quy chế, chế độ lương thưởng và các phúc lợi khác cho cán bộ công nhân viên. Vậy bạn đã biết cách xây dựng thang bảng lương hợp lý và tuân thủ quy định chưa? Hãy cùng đại lý thuế Việt An đi sâu vào dịch vụ xây dựng thang bảng lương cũng như các kiến thức cần biết về quy chế lương thưởng cho người lao động nhé.
Thang bảng lương là gì?
Thang bảng lương trong mỗi doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống xây dựng từ bậc lương, ngạch lương và nhóm lương làm căn cứ để chi trả thu nhập cho người lao động cũng như là nâng lương định kỳ cho cán bộ có năng lực và có sự cống hiến cho công ty. Căn cứ theo thang bảng lương này các nhà quản trị sẽ dễ dàng phân cấp được các đối tượng lao động cũng như đảm bảo được tính công bằng, minh bạch trong công tác tính lương.
Quy định về xây dựng thang bảng lương trong doanh nghiệp
Tất cả các công ty được thành lập bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương cũng như định mức lao động. Đó là căn cứ để làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng lao động cũng như cân đối chi phí trong công ty.
Mức lao động là mức trung bình mà phải đảm bảo số đông người lao động có thể duy trì theo mà không kéo dài thời gian làm việc bình thường theo quy định.
Doanh nghiệp cũng cần phải tham khảo ý kiến của người lao động để xây dựng thang bảng lương như nào cho phù hợp.
Dịch vụ xây dựng thang bảng lương của đại lý thuế Việt An
Dịch vụ xây dựng thang bảng lương cho đại lý thuế Việt An sẽ thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Xây dựng hệ thống thang bảng lương phù hợp với mô hình kinh doanh
Thang bảng lương của công ty nên chia thành nhiều bậc khác nhau (tùy thuộc vào quy chế của công ty). Theo quy định của Bộ luật lao động thì thang bảng lương của doanh nghiệp cần có ít nhất 2 bậc để tạo động lực cho cán bộ nhân viên cống hiến và không giới hạn số bậc lương tối đa. Thông thường doanh nghiệp sẽ xây dựng thang bảng lương gồm 5 đến 15 bậc. Trong đó, mức lương bậc 1 phải ít nhất đạt bằng mức lương tối thiểu vùng theo khoản 2 điều 90 Bộ luật lao động.
Vùng
Mức lương tối thiểu tháng (Đồng/tháng)
Mức lương tối thiểu giờ (Đồng/giờ)
Vùng I
4.960.000
23.800
Vùng II
4.410.000
21.200
Vùng III
3.860.000
18.600
Vùng IV
3.450.000
16.600
Bước 2: Tham khảo ý kiến từ phía giám đốc và đại diện người lao động
Theo khoản 3 điều 93 Bộ luật lao động, người sử dụng lao động cần có trách nhiệm tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện cán bộ công nhân viên trước khi xây dựng thang bảng lương và quy chế lương thưởng phụ cấp trong công ty.
Bước 3: Công khai thang bảng lương trước khi áp dụng
Khi trưng cầu ý kiến từ phía các bộ phận có liên quan, đại lý thuế Việt An sẽ tiến hành xây dựng thang bảng lương chuẩn và công bố thang bảng lương tới bộ phận lao động của đơn vị khách hàng.
Bước 4: Lưu trữ thang bảng lương và các hồ sơ có liên quan
Doanh nghiệp cần có trách nhiệm lưu trữ lại thang bảng lương làm căn cứ tuyển dụng nhân sự cho năm sau và phục vụ cho quá trình thanh kiểm tra khi có nhu cầu.
Mức phạt khi xây dựng thang bảng lương 2025
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm một trong các hành vi sau đây khi xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp:
Ban điều hành không công bố công khai thang bảng lương, mức lao động và các quy chế lương thưởng tại nơi làm việc trước khi đưa thang bảng lương vào hoạt động.
Người sử dụng lao động không xây dựng thang bảng lương và định mức lao động theo quy định.
Không tham khảo ý kiến của người lao động.
Bên cạnh đó nếu người sử dụng lao động trả lương cho nhân viên thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định: Mức phạt sẽ như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 30.000.000 nếu có phạm vi từ 1 đến 10 người.
Phạt tiền từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng nếu có vi phạm từ 11 đến 50 người.
Phạt tiền từ 50.000.000 đến 75.000.000 đồng nếu có vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Các câu hỏi liên quan đến quy định xây dựng thang bảng lương
Thang bảng lương có phải nộp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hay không
Người điều hành công ty không cần đăng ký thang bảng lương với Phòng lao động – Thương binh và Xã hội mà chỉ cần công bố tới cán bộ nhân viên và lưu trữ nội bộ tại doanh nghiệp.
Công ty xây dựng thang bảng lương có 6 nhóm nghề, mỗi nhóm 7 bậc. Vậy khi NLĐ đang ở bậc cao nhất thì bậc tiếp theo phải xây dựng như thế nào và có cần điều chỉnh mức đóng BHXH không?
Khi người lao động đã tăng lương ở mức cao nhất thì công ty có thể xây dựng bậc tiếp theo phụ thuộc vào mức quản lý, cấp bậc của nhân viên đó. Khi tăng bậc cho nhân viên đồng thời tăng mức đóng BHXH thì doanh nghiệp cần làm thủ tục điều chỉnh tăng mức đóng với cán bộ thu BHXH.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến dịch vụ xây dựng thang bảng lương tại đại lý thuế Việt An. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu đơn vị của bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhé!