Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Công ty Luật Việt An được thành lập vào năm 2007, được công nhận là Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Sau 15 năm hoạt động, Công ty Luật Việt An tự hào là một trong những công ty luật uy tín nhất, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ và dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Luật Việt An xin hướng dẫn quý khách hàng làm thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn trong bài viết dưới đây.

Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022.
  • Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
  • Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ như sau:

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn phải có tính nguyên gốc

Tính nguyên gốc được đảm bảo nếu đáp ứng hai tiêu chí. Thứ nhất, thiết kế đó là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả. Thứ hai, thiết kế phải chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đó.

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn phải có tính mới thương mại

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được coi là có tính mới thương mại nếu nó chưa từng được đưa vào khai thác trong thực tế với mục đích thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, hồ sơ đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định tại Mẫu số 06 – Phụ lục I của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện thiết kế bố trí đăng ký bảo hộ, gồm;
  1. Bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí;
  2. Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí;
  3. Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại.
  • Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp thông qua đại diện sở hữu công nghiệp Luật Việt An);
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, gồm 2 tài liệu sau:
    • Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
    • Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
  • Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Lưu ý: Ngôn ngữ hồ sơ laf tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu:

  • Giấy ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
  • Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

Các bước tiến hành thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký thiết kế bố trí

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký thiết kế bố trí

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức theo quy định tại Điều 9 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Sửa đổi bổ sung đơn thiếu sót:

  • Nếu đơn thuộc một trong các trường hợp đơn bị coi là không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn vì đơn không hợp lệ. Trong thông báo phải nêu rõ tên, địa chỉ người nộp đơn; tên người được ủy quyền (nếu có); tên đối tượng nêu trong đơn; ngày nộp đơn và số đơn; các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Trừ trường hợp thiếu sót tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên, thời hạn bổ sung là 03 tháng kể từ ngày nộp đơn (theo Điều 12.1(d) Nghị định số 65/2023/NĐ-CP).
  • Nếu trong thời hạn trên, người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối, thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ban hành thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, chấm dứt việc xử lý đơn.

Thông báo kết quả thẩm định hình thức đơn đăng ký thiết kế bố trí

  • Nếu đơn thuộc một trong các trường hợp bị coi là không hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn thiếu sót.
  • Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp phí, lệ phí theo quy định.

Bước 3: Công bố đơn đăng ký

  • Đơn đăng ký thiết kế bố trí được công bố dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được sao chép.
  • Các thông tin cơ bản về đơn đăng ký thiết kế bố trí và văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí được công bố trong thời hạn hai (02) tháng kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.
  • Hình thức lưu trữ Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí: Sổ đăng ký quốc gia về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Các trường hợp đơn thiết kế bố trí bị từ chối

Đơn đăng ký đã được tiếp nhận nhưng rơi vào 1 trong các trường hợp sau có thể bị từ chối nếu người nộp đơn không tuân thủ các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ trong giai đoạn thẩm định hình thức đơn:

  • Người nộp đơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ gửi thông báo kết quả và yêu cầu bổ sung đơn thiếu sót mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng trong thời hạn đã ấn định
  • Người nộp đơn không nộp đủ phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí theo quy định.

Hệ quả pháp lý: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí và gửi cho người nộp đơn.

Một số câu hỏi liên quan

Đăng ký thiết kế bố trí có quy định về thẩm đinh nội dung đơn không?

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, khác với các đối tượng sở hữu công nghiệp còn lại, việc thẩm định nội dung không áp dụng đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí. Theo đó, quy trình xử lý đơn đăng ký thiết kế bố trí chỉ bao gồm quá trình thẩm định về mặt hình thức đơn.

Đơn đăng ký thiết kế bố trí có được bảo mật không?

Cục Sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ bảo mật đối với thông tin trong đơn đăng ký thiết kế bố trí mà người nộp đơn yêu cầu bảo mật theo quy định tại Điều 18 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN.

Theo đó, kể từ ngày đơn được công bố, mọi người đều có thể tiếp cận với các thông tin chi tiết về bản chất thiết kế bố trí nêu trong đơn đã được công bố, trừ các thông tin được bảo mật theo quy định trên. Các thông tin được bảo mật chỉ được phép tiếp cận bởi cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thực hiện thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí.

Ngày ưu tiên nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí được xác đinh như thế nào?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, ngày ưu tiên được xác định như sau:

  • Nếu đơn không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên hoặc mặc dù đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên nhưng không được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận, thì đơn được coi là không có ngày ưu tiên;
  • Nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, ngày ưu tiên (hoặc các ngày ưu tiên) là ngày nêu trong yêu cầu nêu trên và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận;
  • Việc xác định ngày ưu tiên theo yêu cầu hưởng quyền ưu tiên dựa trên đơn (các đơn) đầu tiên đã nộp tại Việt Nam tuân theo nguyên tắc quy định tại Điều 91 của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định tương ứng tại các điểm b, c và đ khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

Dịch vụ đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn của Đại diện Sở hữu trí tuệ – Luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật Việt An để được tư vấn!

Bài viết được cập nhật đến tháng 3/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO