Bên cạnh hoạt động của các bệnh viện, hiện nay các phòng khám chuyên khoa do tư nhân thành lập ngày càng được phát triển về cả chất lượng và số lượng. Vậy khi có nhu cầu mở phòng dinh dưỡng, cần lưu ý những thủ tục pháp lý gì để phòng khám được hoạt động hợp pháp? Sau đây, Luật Việt An sẽ phân tích thủ tục mở phòng khám dinh dưỡng theo quy định pháp luật.
Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh y tế, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP và Nghị định 96/2023/NĐ-CP;
Thông tư 59/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế.
Phòng khám dinh dưỡng là gì?
Theo Điều 67 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh là hoạt động dinh dưỡng lâm sàng và việc tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh. Nội dung hoạt động dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
Khám, đánh giá, phân loại mức độ suy dinh dưỡng, tư vấn, hướng dẫn chuyên môn về dinh dưỡng bệnh lý và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của người bệnh;
Giáo dục, truyền thông về dinh dưỡng.
Phòng khám dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm phát hiện và tầm soát các bệnh lý liên quan đến chế độ dinh dưỡng và thói quen vận động. Dựa vào kết quả của việc thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng mà bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại, từ đó tư vấn cách điều chỉnh phù hợp nhằm phòng tránh bệnh tật có thể xảy ra.
Để phòng khám dinh dưỡng được hoạt động hợp pháp, cơ sở phòng khám cần tiến hành thủ tục xin Giấy phép hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giấy phép hoạt động được cấp khi cơ sở phòng khám phải đáp ứng những điều kiện chung đối với cơ sở khám chữa bệnh và những điều kiện riêng quy định Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động
Theo Điều 60 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động của phòng khám dinh dưỡng bao gồm:
STT
Giấy tờ
Mẫu văn bản kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP
1.
Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phòng khám dinh dưỡng
Mẫu 02 Phụ lục II
2.
Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phòng khám của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với phòng khám tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài
3.
Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám dinh dưỡng
Mẫu 11 Phụ lục I
4.
Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề của người phụ trách bộ phận chuyên môn của phòng khám dinh dưỡng
Mẫu 11 Phụ lục I
5.
Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám dinh dưỡng
Mẫu 08 Phụ lục II
6.
Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăng ký hành nghề tại phòng khám dinh dưỡng
Mẫu 01 Phụ lục II
7.
Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám dinh dưỡng đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động
Theo Điều 67 của Nghị định 96/2023/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép phòng khám dinh dưỡng bao gồm:
Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám dinh dưỡng thuộc thẩm quyền Bộ Y tế quản lý;
Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động đối với các phòng khám y học cổ truyền trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
Thủ tục tiến hành
Bước 1: Nộp hồ sơ
Phòng khám dinh dưỡng nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Bộ Y tế hoặc Sở Y tế theo quy định và nộp phí theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:
Cơ quan cấp giấy phép hoạt động tổ chức thẩm định điều kiện hoạt động và danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở đề nghị và lập biên bản thẩm định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ;
Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải cấp mới giấy phép hoạt động và ban hành quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định;
Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải nêu rõ trong nội dung của biên bản thẩm định.
Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:
Cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Sau khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ sở đề nghị gửi văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung.
Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thực hiện trình tự theo quy định đối với trường hợp không còn có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và đối với trường hợp cơ sở đã sửa đổi, bổ sung nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.
Bước 4 : Cấp Giấy phép hoạt động và quản lý giấy phép hoạt động
Giấy phép hoạt động được lập thành 02 bản: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị và 01 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động trừ trường hợp đã trả kết quả trên môi trường điện tử.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động công bố trên cổng thông tin điện tử của mình và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các thông tin sau: tên, địa chỉ cơ sở được cấp giấy phép hoạt động; họ, tên và số giấy phép hành nghề người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; số giấy phép hoạt động; phạm vi hoạt động chuyên môn và thời gian hoạt động chuyên môn.
Một số câu hỏi liên quan
Phòng khám dinh dưỡng được tổ chức dưới hình thức nào?
Theo Điều 48 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, phòng khám dinh dưỡng phải được tổ chức theo phòng khám chuyên khoa nội hoặc phòng khám bác sỹ y khoa.
Theo Điều 60 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, một trong những giấy tờ khi nộp hồ sơ cấp giấy phép hoạt động phòng khám dinh dưỡng là bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với phòng khám dinh dưỡng tư nhân. Như vậy, trừ trường hợp phòng khám dinh dưỡng của Nhà nước thì trước khi phòng khám dinh dưỡng tư nhân, cần thành lập loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phòng khám dinh dưỡng và tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phòng khám dinh dưỡng, cơ sở phòng khám cần nộp lệ phí như thế nào?
Theo Thông tư 59/2023/TT-BTC, đối với phòng khám dinh dưỡng cần phải nộp phí thẩm định cấp Giấy phép hoạt động phòng khám dinh dưỡng là 4.300.000 đồng.
Phòng khám dinh dưỡng đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng thay đổi địa điểm thì cần tiến hành thủ tục gì?
Theo Điều 59 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, phòng khám dinh dưỡng đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng thay đổi địa điểm cần tiến hành đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động.
Phòng khám dinh dưỡng hoạt động không có Giấy phép hoạt động phòng khám thì bị xử phạt thế nào?
Theo điểm a Khoản 6 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP, nếu phòng khám dinh dinh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có Giấy phép hoạt động phòng khám thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng.
Dịch vụ mở phòng khám dinh dưỡng của Luật Việt An
Tư vấn điều kiện, thủ tục mở phòng khám dinh dưỡng;
Soạn thảo, hoàn thiện các hồ sơ và trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép phòng khám;
Đại diện khách hàng bổ sung giấy tờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền trong quá trình làm thủ tục;
Hỗ trợ, tư vấn pháp lý thường xuyên cho phòng khám khi đi vào hoạt động.
Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về mở phòng khám dinh dưỡng cũng như những vấn đề pháp lý về hoạt động của các cơ sở khám bệnh chữa bệnh, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.