Điều kiện mở phòng khám y sỹ đa khoa

Hiện nay, nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày một tăng. Để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người dân, rất nhiều phòng khám được thành lập, một trong số đó là phòng khám y sỹ đa khoa. Vậy khi mở phòng khám y sỹ đa khoa, cần lưu ý những điều kiện gì? Sau đây, Công ty Luật Việt An sẽ cung cấp những thông tin về điều kiện mở phòng khám y sỹ đa khoa theo quy định của pháp luật.

Thủ tục mở phòng khám

Căn cứ pháp lý

  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO;
  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023;
  • Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
  • Thông tư 35/2019/TT-BYT của Bộ Y tế quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
  • Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.

Phòng khám y sỹ đa khoa là gì?

Phòng khám y sỹ đa khoa là một trong những hình thức tổ chức của loại hình phòng khám theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP. So với quy định cũ tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, đây là một trong những loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới được pháp luật quy định.

Theo Điều 49 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, để được hoạt động, phòng khám y sỹ đa khoa phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động và phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cơ bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 trong quá trình hoạt động.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO, dịch vụ khám bệnh đối với phòng khám y sỹ đa khoa thuộc CPC 9312. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh xá đa khoa (policlinic) là 2 triệu đô la Mỹ.

Điều kiện mở phòng khám y sỹ đa khoa

Để được cấp Giấy phép hoạt động, phòng khám y sỹ đa khoa phải đáp ứng những điều kiện chung đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và những điều kiện cụ thể đối với phòng khám y sỹ đa khoa theo quy định tại Điều 40, Điều 49 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, cụ thể:

Về địa bàn tổ chức

Phòng khám y sỹ đa khoa chỉ được tổ chức tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hiện nay, danh mục vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hướng dẫn tại Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH. Theo đó, có 27 tỉnh, thành phố, 01 đơn vị sản xuất và hành chính khác có địa bàn điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Về quy mô

Phòng khám y sỹ đa khoa phải có quy mô phù hợp với hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, đối với phòng khám đa khoa, phải có từ ba chuyên khoa trở lên trong đó có tối thiểu hai trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi; có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh); có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), phòng lưu người bệnh.

Về cơ sở vật chất

  • Có địa điểm cố định đáp ứng các quy định của pháp luật về: an toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ (nếu có); bảo đảm đủ điện, nước phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Có biển hiệu, có sơ đồ và biển chỉ dẫn đến các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn, hành chính;
  • Trường hợp có thêm cơ sở không cùng trong khuôn viên của phòng khám y sỹ đa khoa, phải đáp ứng các điều kiện cụ thể đối với từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

Về thiết bị y tế

Phòng khám y sỹ đa khoa phải có thiết bị y tế phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động đăng ký.

Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.

Về nhân sự

  • Có đủ người hành nghề theo quy mô, danh mục kỹ thuật và đạt tỷ lệ người hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề toàn thời gian của cơ sở, có chức danh y sỹ và có phạm vi hành nghề đa khoa, có thời gian hành nghề ở phạm vi đó tối thiểu 36 tháng.
  • Người phụ trách bộ phận chuyên môn, đơn vị chuyên môn của cơ sở phải có giấy phép hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó và phải là người hành nghề toàn thời gian tại cơ sở.
  • Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp giấy phép hành nghề (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, kỹ sư công nghệ sinh học, cử nhân công nghệ sinh học và các đối tượng khác, sau đây gọi là người làm việc) được phép thực hiện các hoạt động chuyên môn theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám y sỹ đa khoa.

Điều kiện hành nghề chức danh y sỹ

Theo Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, y sỹ là một trong những chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề. Giấy phép hành nghề y sỹ là một trong những điều kiện để cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Đặc biệt đối với phòng khám y sỹ đa khoa thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề có chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa.

Theo Điều 6 Thông tư 35/2019/TT-BYT, người hành nghề là y sỹ được phép tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV. Theo đó, điều kiện văn bằng được cấp giấy phép chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa bao gồm:

  • Văn bằng trung cấp y sỹ, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp y sỹ. Các văn bằng này phải được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2027;
  • Văn bằng cao đẳng y sỹ đa khoa bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng y sỹ đa khoa;
  • Văn bằng cử nhân y khoa do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học.

Một số câu hỏi liên quan

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phòng khám y sỹ đa khoa bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của phòng khám y sỹ đa khoa bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề của người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó;
  • Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăng ký hành nghề tại cơ sở;
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  • Giấy ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.

Cá nhân hành nghề với chức danh y sỹ đa khoa có cần phải đăng ký hành nghề không?

Theo Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, đăng ký hành nghề là một trong những điều kiện để cá nhân được phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh, trừ một số trường hợp tại Khoản 3 Điều 36 không phải đăng ký hành nghề.

Như vậy, phòng khám y sỹ đa khoa thực hiện đăng ký hành nghề cho người hành nghề làm việc tại cơ sở của mình bằng việc gửi danh sách đăng ký hành nghề cùng với đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.

Dịch vụ mở phòng khám y sỹ đa khoa của Luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về điều kiện, thủ tục thành lập phòng khám y sỹ đa khoa;
  • Soạn thảo, hoàn thiện các hồ sơ và trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép;
  • Theo dõi, thay mặt khách hàng bổ sung giấy tờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền trong quá trình làm thủ tục;
  • Nhận kết quả và bàn giao giấy phép đến cho khách hàng theo hợp đồng;
  • Hỗ trợ, tư vấn pháp lý thường xuyên cho khách hàng sau thành lập.

Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ hồ sơ, thủ tục mở phòng khám y sỹ đa khoa, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết được cập nhật đến tháng 3/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO