Tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sáng chế đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế. Mỗi sáng chế không chỉ là kết quả của sự nỗ lực và trí tuệ cá nhân hay tổ chức, mà còn là tài sản trí tuệ cần được bảo vệ và khai thác một cách hiệu quả. Vì vậy, việc tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế là một bước quan trọng để xác lập quyền sở hữu trí tuệ, tạo tiền đề cho việc bảo hộ các ý tưởng sáng tạo. Quá trình này không chỉ đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người sáng tạo mà còn góp phần thúc đẩy môi trường nghiên cứu và đổi mới trong xã hội. Bài viết sau của Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về Tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế.

Tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế là gì?

Tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế là bước đầu tiên trong quy trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đây là giai đoạn mà cơ quan có thẩm quyền, thường là Cục Sở hữu trí tuệ, tiếp nhận và xử lý các hồ sơ liên quan đến sáng chế.

Hồ sơ này bao gồm các tài liệu mô tả sáng chế, thông tin cá nhân của chủ sở hữu và các minh chứng để đảm bảo sáng chế đáp ứng các tiêu chí pháp lý: tính mới, tính sáng tạo, và khả năng áp dụng công nghiệp.

Quy trình tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế

Quy trình tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế

Căn cứ khoản Điều 100, 101, 102 Luật Sở hữu trí tuệ, Phần III của Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP và khoản 2, 3 Điều 14 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, hồ sơ đăng ký sáng chế gồm:

  • Tờ khai đăng ký sáng chế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
  • Bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ sáng chế (01 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
  • Bản tóm tắt sáng chế (01 bản);
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (bản sao đơn (các đơn) đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn, trừ đơn đăng ký sáng chế nộp theo Hiệp ước PCT);
  • Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân Hoặc Giấy ủy quyền cho tổ chức (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Đối với đơn đăng ký sáng chế mật: Ngoài các tài liệu nêu trên, người nộp đơn cần nộp văn bản xác nhận đối tượng đăng ký trong đơn là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị: 01 (bộ).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người nộp đơn nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký sáng chế đến Cục Sở hữu trí tuệ bằng một trong các cách thức sau căn cứ theo Điều 8 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN:

  • Trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng;
  • Riêng đối với Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp ở dạng giấy về Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế

Bước 3: Thẩm định hình thức

  • 01 tháng kể từ ngày nộp đơn trong trường hợp đơn hợp lệ.
  • 01 tháng 10 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn.
  • 03 tháng 10 ngày trong trường hợp đơn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.
  • 03 tháng 20 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định hình thức đơn nhưng đơn vẫn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.

Công bố đơn: trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn.

Bước 4: Thẩm định nội dung

  • 18 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn trong trường hợp đơn hợp lệ.
  • 24 tháng kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn.
  • 21 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.
  • 27 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn và đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.

Trong trường hợp đơn có ý kiến phản đối đơn, thời hạn dành cho người nộp đơn trả lời ý kiến phản đối của người phản đối và thời hạn dành cho người phản đối phản hồi ý kiến của người nộp đơn không tính vào thời hạn dành cho Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định.

Đối với đơn đăng ký sáng chế mật, thời hạn thẩm định nội dung nêu trên sẽ được tính kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày đơn được chấp nhận hợp lệ hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.

Bước 5: Cấp bằng sáng chế

Nếu sáng chế đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp bằng độc quyền sáng chế cho người nộp đơn.

Căn cứ Điều 15, Điều 16 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN:

  • Cấp văn bằng bảo hộ:trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.
  • Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ(trừ văn bằng bảo hộ sáng chế mật) trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Phí, lệ phí tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế

Căn cứ Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 31/2020/TT-BTC và Thông tư 63/2023/TT-BTC), phí, lệ phí phải nộp khi đăng ký sáng chế bao gồm:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn). Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp đơn theo hình thức trực tuyến:
  • Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, mức thu lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng/đơn.
  • Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, mức thu lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn.
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng (mỗi đơn/yêu cầu);
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình);
  • Phí công bố thông tin từ trang bản mô tả thứ 7 trở đi: 10.000 đồng/trang;
  • Phí thẩm định: 900.000 đồng (cho mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập):
  • Phí thẩm định hình thức: 20% x 900.000 đồng (mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)
  • Phí thẩm định nội dung: 80% x 900.000 đồng (mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)
  • Bản mô tả có trên 6 trang, từ trang thứ 7 trở đi phải nộp thêm 40.000 đồng/trang
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 600.000 đồng (cho mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập);
  • Phí phân loại quốc tế về sáng chế: 100.000 đồng/phân nhóm;
  • Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng (cho 1 yêu cầu bảo hộ độc lập) (từ yêu cầu bảo hộ độc lập thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1 yêu cầu bảo hộ độc lập);
  • Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình);
  • Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

Điều kiện đăng ký

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện bao gồm:

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện:

  • Có tính mới;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Đối tượng được quyền nộp đơn đăng ký sáng chế

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, cá nhân/tổ chức sau đây có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, bằng sáng chế:

  • Tác giả – người trực tiếp tạo ra sáng chế bằng chính công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức/cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế;
  • Tổ chức/cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác không trái với quy định của pháp luật);
  • Người được tác giả sáng chế hoặc cá nhân/tổ chức đầu tư tạo ra sáng chế chuyển giao quyền đăng ký cho cá nhân/tổ chức khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản để thừa kế sáng chế theo quy định của pháp luật.

Thời hạn bảo hộ sáng chế

  • Thời hạn bảo hộ sáng chế tại Việt Nam là 20 năm tính từ ngày cấp bằng bảo hộ và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn với điều kiện được duy trì hiệu lực theo đúng quy định. Như vậy, bất kỳ sáng chế nào được bảo hộ tại Việt Nam đóng đủ phí duy trì hiệu lực cũng chỉ có thể được bảo hộ tối đa là 20 năm.
  • Đối với Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn với điều kiện nộp đủ phí gia hạn hiệu lực theo đúng quy định.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về Tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO