Tư vấn chia tài sản và quyền nuôi con sau trong thời kì ly hôn

Vợ chồng em đăng ký kết hôn từ năm 2017 và có một cháu trai. Sau khi kết hôn, em có ngỏ ý muốn tổ chức đám cưới nhưng vợ em không đồng ý. Sau đó, hai vợ chồng vẫn thuê trọ sống chung với nhau.

Vợ em không muốn về sống cùng gia đình em, một phần vì chê gia cảnh nhà em không khá giả, nên vợ em đã cùng con về ở nhà ông bà ngoại. Thấy nhà ở chật chội, lại có thêm hai anh trai cùng sinh sống, em đã bàn với gia đình và quyết định vay ngân hàng để mua một mảnh đất ở riêng. Việc mua đất cũng có sự hỗ trợ phần nào từ hai anh trai của em. Sau khi mua được đất, vợ em đề nghị đứng ra vay tiền để xây nhà. Em đồng ý và vợ em đã vay 120 triệu đồng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nên vợ em không đưa nốt số tiền như đã hứa. Thực tế, em chỉ nhận được 80 triệu đồng từ vợ. Vì công trình đang dang dở, em không muốn bỏ dở nên đã tiếp tục vay thêm tiền ngân hàng để hoàn thiện căn nhà, bởi bản thân em là người bỏ tiền ra mua đất.

Sau khi nhà hoàn thành, em đã chủ động làm lành với vợ để đón hai mẹ con về sống chung, nhưng vợ em không đồng ý. Từ đó, mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng và vợ em đã nộp đơn ra Tòa án yêu cầu ly hôn.

Trong đơn ly hôn, vợ em ghi rõ là không yêu cầu Tòa giải quyết việc chia tài sản chung và sẽ tự thỏa thuận. Tuy nhiên, em muốn hỏi: nếu Tòa không giải quyết việc chia tài sản khi ly hôn thì sau này, vợ em có quyền yêu cầu chia tài sản chung nữa không? Liệu vợ em có thể không chỉ đòi lại 80 triệu đồng đã đưa cho em mà còn yêu cầu chia đôi căn nhà và mảnh đất không? Trường hợp đó sẽ được xử lý như thế nào?

Ngoài ra, con em hiện mới tròn 2 tuổi. Vợ em làm việc xa, không trực tiếp nuôi con mà để ông bà ngoại chăm. Em muốn hỏi: trong trường hợp ly hôn, em có thể giành quyền nuôi con hay không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến cho chúng tôi. Đối với yêu cầu tư vấn chia tài sản và quyền nuôi con sau trong thời kì ly hôn của bạn, Luật Việt An trả lời như sau:

Thứ nhất, quyền yêu cầu chia tài sản chung của người vợ

Theo thông tin bạn cung cấp, vợ chồng bạn đăng ký kết hôn từ năm 2017. Sau khi chung sống một thời gian, hai vợ chồng không chúng sống cùng nhau, vợ và con bạn ở cung ông bà ngoại. Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình, mặc dù hai vợ chồng bạn không cùng chung sống nhưng chưa ly hôn nên quan hệ hôn nhân vẫn chưa chấm dứt.

Tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“[…] Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Đối chiếu với thông tin mà bạn cung cấp, mảnh đất là tài sản mà bạn tự tạo lập tuy nhiên, đây là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nên được xác định là tài sản chung. Tương tự, công trình trên đất cũng được xác định là tài sản chung, hơn nữa còn thể hiện rõ ràng công sức đóng góp của vợ bạn là 80 triệu đồng.

Do đó, vợ bạn có quyền yêu cầu Toà án phân chia tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất khi ly hôn. Tuy nhiên, việc đưa ra yêu cầu nào đối với Toà án là quyết định từ vợ bạn.

Còn trong trường hợp khi ly hôn, vợ bạn không yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung thì vợ bạn không mất quyền này mà có thể khởi kiện thành vụ án khác, sau khi hai bạn đã ly hôn.

Thứ hai, phân chia tài sản chung khi ly hôn

phân chia tài sản chung khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, vợ chồng có quyền tự thoả thuận về việc phân chia tài sản chung khi ly hôn. Trong trường hợp không thể tự thoả thuận được, vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Khi đó, việc phân chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc được quy định tại Điều luật này, trong đó bao gồm:

“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

[…] b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập […]

  1. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.”

Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, theo thông tin bạn trình bày, đây là tài sản do bạn tạo lập (nguồn tài chính là bạn tự vay ngân hàng cùng với một phần hỗ trợ từ gia đình). Thời điểm mua tài sản này vợ bạn không chung sống cùng với bạn. Vì vậy, đối chiếu vào quy định trên, khi phân chia tài sản này, Toà án có thể xem xét đến công sức đóng góp của bạn. Tuy nhiên, quá trình tạo lập tài sản này dù vợ bạn không đóng góp công sức trực tiêp nhưng thời gian này vợ bạn đã tự mình nuôi con, đây cũng có thể cân nhắc xem xét là công sức đóng góp của vợ bạn vào khối tài sản chung này.

Tương tư, đối với tài sản là nhà và công trình trên đất, khi phân chia, Toà án sẽ cân nhắc đến công sức đóng góp của hai bên vợ chồng.

Ngoài ra, bất động sản là tài sản khó có thể phân chia một cách vật lý. Do đó, khi phân chia tài sản chung này, Toà án có thể xem xét nguyện vọng của mỗi bên để giao tài sản này cho một bên, đồng thời, bên đó phải có nghĩa vụ thanh toán phần giá trị tài sản mà bên kia được hưởng.

Thứ ba, quyền trực tiếp nuôi dưỡng con khi ly hôn

quyền trực tiếp nuôi dưỡng con khi ly hôn

Về vấn đề bạn yêu cầu được quy định trong điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Tại khoản 3 của Điều luật này đã quy định rất rõ ràng rằng con dưới 36 tháng tuổi sẽ được người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trừ trường hợp người mẹ không đáp ứng được các điều kiện thực hiện các việc trên hoặc giữa cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao các con cho ai nuôi:

  • Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố này dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
  • Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Như vậy, nếu như xảy ra việc tranh chấp quyền nuôi con người mẹ chỉ cần chứng minh có đầy đủ các khả năng sau đây thì sẽ có quyền nuôi con:

  • Chứng minh về kinh tế: Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một tháng của cha, mẹ. Mức độ ổn định của nghề nghiệp, nếu như cha hoặc mẹ có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp, hoặc nghề nghiệp có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho người đó.
  • Chứng minh về nhân phẩm, đạo đức: Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của cha, mẹ đối với gia đình, xã hội.
  • Chứng minh thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con: Việc xem xét đến thời gian của cha, mẹ có đủ để dành cho con không cũng là một yếu tố quan trọng. Cha, mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, chở che từ cha mẹ. Đó cũng là yếu tố chứng minh tình cảm của cha mẹ dành cho con.

Như vậy nếu người cha muốn có quyền nuôi con khi mà người mẹ có đủ các khả năng để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì cần phải có sự thỏa thuận giữa cha và mẹ để thấy được rằng khi được cha trực tiếp nuôi dưỡng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho con hơn ở hiện tại và tương lai. Còn trong trường hợp mẹ không đủ các điều kiện về tinh thần và vật chất thì bạn có thể yêu cầu tòa trao quyền nuôi con cho bạn nếu bạn đủ các điều kiện chăm sóc con theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn chia tài sản và quyền nuôi con sau trong thời kì ly hôn của Luật Việt An, nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn cụ thể!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật hôn nhân

    Tư vấn pháp luật hôn nhân

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hanoi@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO