Tư vấn pháp luật Blockchain và tài sản kỹ thuật số
Blockchain hay còn được gọi là công nghệ chuỗi khối đang ngày càng phát triển vượt bậc không chỉ ở nước ta mà còn trên toàn thế giới. Nhu cầu tìm hiểu về Blockchain nói chung cũng như các quy định của pháp luật về Blockchain và các tài sản kỹ thuật số đang là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Trong bài viết này, Luật Việt An xin giới thiệu tới quý khách hàng về dịch vụ tư vấn pháp luật Blockchain và tài sản kỹ thuật số của chúng tôi.
Khái niệm Blockchain và tài sản kỹ thuật số
Khái niệm Blockchain
Blockchain được coi là một trong những chìa khóa mở cửa nhanh nhất cho nền kinh tế kỹ thuật số. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đang tích cực phát triển các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng trên nền tảng Blockchain. Vậy Blockchain là gì?
Blockchain là một loại công nghệ giúp mã hóa tất cả các dữ liệu thành các khối khác nhau, đồng thời kết nối những khối đó để tạo thành một chuỗi dài.
Hiện nay, Blockchain được ứng dụng nhiều nhất vào trong hệ thống tiền điện tử để duy trì các hồ sơ giao dịch an toàn và phi tập trung. Ngoài ra, Blockchain còn được sử dụng trong các ngành nghề khác để ngăn chặn việc dữ liệu bị thay đổi hoặc gian lận.
Ưu điểm khi sử dụng Blockchain chính là các thông tin này không chỉ nằm tại một máy chủ duy nhất, mà chúng có thể sẽ được sao lưu và phân phối tự động thông qua nhiều máy chủ khác nhau đã kết nối với hệ thống Blockchain, giúp nhiều người có thể xem và kiểm tra giao dịch của họ một cách an toàn và dễ dàng.
Khái niệm tài sản kỹ thuật số
Tài sản kỹ thuật số là một khái niệm không thể thiếu khi nhắc tới Blockchain. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng tài sản kỹ thuật số là bất kỳ thứ gì được lưu trữ và truyền dưới dạng điện tử bằng máy tính hoặc các thiết bị ký thuật số khác gắn liền với quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
Tuy không thể cầm nắm, giữ tài sản kỹ thuật số trong tay nhưng các chủ thể vẫn có thể mua, bán, lưu trữ hay sử dụng chúng để giao dịch trực tuyến.Một số loại tài sản kỹ thuật số thường gặp, đó là:
Tiền điện tử hay tiền kỹ thuật số: Bitcoin, Ethereum,..
Nội dung kỹ thuật số: sách điện tử, nhạc,…
Tài sản vô hình trong game;
Tài sản vật chất được số hóa: tranh ảnh vật lý, tài sản tài chính như bất động sản, chứng khoán.
Tình hình phát triển của Blockchain và tài sản kỹ thuật số
Trong những năm gần đây, Blockchain và tài sản kỹ thuật số đã và đang trên đà tăng trưởng nhanh chóng.Một trong những công nghệ hàng đầu trong danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia Cách mạng 4.0 tại Việt Nam chính là Blockchain.
Theo báo cáo nghiên cứu của Digital Assets- Worldwide/ Statista Market Forecast, trong năm 2021, đã có hơn 2 tỷ giao dịch với tổng trị giá 1,4 nghìn tỷ USD trong các hoạt động tiền ảo.Cũng trong năm 2021, Việt Nam đã giữ vị trí số 11 với 6,1% dân số và trong Top 20 quốc gia có tỷ lệ dân số sở hữu tiền mã hóa cao nhất.Do đó, Nhà nước ta hiện nay đã phê duyệt nhiều đề án triển khai nhằm áp dụng và quản lý các công nghệ nổi bật. Trong số đó, Blockchain và tài sản kỹ thuật số là những lĩnh vực được ưu tiên lựa chọn để nghiên cứu và phát triển.
Chính vì sự phát triển vượt bậc của công nghệ Blockchain kèm theo tài sản kỹ thuật số, các quy định pháp luật về tài sản, thị trường tài chính, thuế đã và đang được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển.
Quy định của pháp luật về Blockchain và tài sản kỹ thuật số tại Việt Nam
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có khung pháp lý chuyển ngành quy định về Blockchain cũng như chưa thực sự công nhận quyền sở hữu đối với tài sản kỹ thuật số. Tuy nhiên, trên thực tế, các giao dịch trao đổi, mua bán và sử dụng các tài sản kỹ thuật số diễn ra ngày càng nhiều. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các tranh chấp liên quan đến trao đổi, mua bán tài sản kỹ thuật số liên tục phát sinh. Đặc biệt là tranh chấp về tiền kỹ thuật số, hay còn được gọi là tiền ảo.
Hiện nay, các loại tài sản như: nội dung kỹ thuật số (sách điện tử, nhạc…), các loại tài sản vô hình trong trò chơi điện tử, tranh, ảnh,… vẫn sẽ được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền tác giả tương tự như các tác phẩm khác. Đó là được bảo hộ về quyền nhân thân và quyền tài sản. Tuy nhiên đối với quyền bảo hộ nhãn hiệu, do Việt Nam áp dụng nguyên tắc “đăng ký trước, bảo hộ trước”, nếu tác phẩm kỹ thuật số không được đăng ký, chủ sở hữu sẽ không được bảo vệ theo cơ chế bảo hộ nhãn hiệu.
Ngoài lĩnh vực sở hữu trí tuệ, lĩnh vực công nghệ số cũng đang được sửa đổi, bổ sung thêm các quy định quản lý Blockchain và tài sản kỹ thuật số. Luật Công nghiệp công nghệ số đã và đang được soạn thảo và dự kiến sẽ được hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2025. Ngoài ra, các quy định pháp luật khác liên quan cũng đang được tiến hành sửa đổi để đưa vào áp dụng trong thực tế.
Các quy định mới hứa hẹn sẽ tạo ra được một khung pháp lý hoàn chỉnh, nhằm tạo nên một môi trường thuận lợi để ngành công nghệ thông tin nói chung và Blockchain nói riêng được phát triển toàn diện. Ngoài ra, đây cũng sẽ là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức đã và đang sử dụng Blockchain, nắm quyền sở hữu các tài sản kỹ thuật số.
Một số đoạn trích về khái niệm tài sản kỹ thuật số và tài sản mã hóa tại dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số:
“Định nghĩa tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản phù hợp với quy định pháp luật dân sự, sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan.
Tài sản mã hóa là một loại tài sản số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bằng công nghệ chuỗi khối, công nghệ sổ cái phân tán hoặc công nghệ số khác tương tự.”
Dịch vụ tư vấn pháp luật Blockchain và tài sản kỹ thuật số
Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, Luật Việt An là một trong số ít những đơn vị có khả năng tư vấn pháp luật về Blockchain và tài sản kỹ thuật số. Một trong số những dịch vụ tư vấn về Blockchain và tài sản kỹ thuật số của Luật Việt An:
Cập nhật và giải thích các quy định pháp luật liên quan;
Tư vấn tranh chấp về Blockchain và tài sản kỹ thuật số;
Tư vấn pháp luật về doanh nghiệp cho các start-up về Blockchain;
Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Việt An về tư vấn pháp luật Blockchain và tài sản kỹ thuật số. Quý khách có nhu cầu được tư vấn chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.