Xác định lãi suất trả chậm trong dân sự theo Điều 353 Bộ luật Dân sự

Lãi suất trả chậm trong dân sự là loại trách nhiệm mà mà bên có nghĩa vụ trả tiền phải thực hiện khi họ chậm thực hiện nghĩa vụ của mình. Khi áp dụng lãi suất chậm trả, bên có nghĩa vụ phải trả thêm một khoản tiền lãi tương ứng với số nợ gốc, lãi (chưa thanh toán) và thời gian chậm trả. Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn về xác định lãi suất trả chậm trong dân sự theo quy định pháp luật hiện hành.

Thế nào là trả chậm?

Theo khái niệm chậm thực hiện nghĩa vụ tại Điều 353 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), trả chậm được hiểu là việc bên có nghĩa vụ thanh toán tiền, tài sản (sau đây gọi tắt là bên vay) chưa thực hiện hoặc chỉ mới thực hiện một phần nghĩa vụ khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.

Lãi suất trả chậm hiện nay được quy định trong một số văn bản sau:

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm
  • Án lệ 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.

Thời gian chậm trả được tính như thế nào?

Trong hoạt động xét xử, việc xác định thời gian trả chậm để tính lãi chậm trả được hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP như sau:

Thời gian chậm trả lãi suất

Ví dụ 1: Hợp đồng vay không kỳ hạn

Ngày 01/03/2022, A ký thỏa thuận cho B vay 100 triệu đồng, hai bên không thỏa thuận về thời hạn trả. Ngày 01/09/2022, A gọi điện yêu cầu B trả 100 triệu đồng trước ngày 31/12/2022.

Như vậy, sau ngày 31/12/2022 mà B không trả nợ thì được xác định là trả chậm. hời hạn chậm trả được tính từ ngày 01/01/2023 cho đến thời điểm xét xử sơ thẩm (nếu A khởi kiện đòi nợ).

Ví dụ 2: Hợp đồng vay có kỳ hạn

Ngày 01/10/2022, M ký hợp đồng cho H vay 300 triệu đồng. Theo thỏa thuận, nếu M trả nợ trước 01/02/2023 thì không phải trả lãi, nếu sau thời gian này thì H phải trả lãi với mức lãi suất 10%/ năm. Thời hạn muộn nhất mà H phải trả cả nợ gốc là 31/12/2023 và tiền lãi là 01/03/2024.

Theo đó, nếu H không trả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn đã thỏa thuận thì được coi là trả chậm.

Thời hạn chậm trả đối với nợ gốc được tính từ ngày 31/12/2023, đối với tiền lãi là 01/03/2024 cho đến thời điểm xét xử sơ thẩm.

Những loại hợp đồng áp dụng lãi suất theo Bộ luật Dân sự 2015

Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP, những loại hợp đồng vay tài sản (không phải là hợp đồng tín dụng) dưới đây sẽ áp dụng quy định tại BLDS 2015 (đang có hiệu lực) để xác định lãi suất chậm trả trong dân sự:

  • Hợp đồng được xác lập trước ngày 01/01/2017 nhưng chưa thực hiện (các bên chưa phải thực hiện quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận và các quyền, nghĩa vụ khác phát sinh từ hợp đồng) và lãi suất phù hợp với BLDS 2015 (không quá 20%/ năm hoặc các văn bản pháp luật thời kỳ trước không quy định hoặc quy định khác về lãi suất)
  • Hợp đồng xác lập trước ngày 01/01/2017 và đang được thực hiện (các bên chưa thực hiện xong quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận và các quyền, nghĩa vụ khác phát sinh từ hợp đồng), áp dụng cho khoảng thời gian từ ngày 01/01/2017 trở đi.
  • Hợp đồng xác lập kể từ ngày 01/01/2017.

Xác định lãi suất trả chậm trong dân sự theo Bộ luật Dân sự 2015

Lãi suất trả chậm trong dân sự được quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015 và Điều 5 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP. Cụ thể như sau:

Hợp đồng vay không có lãi:

Nếu bên vay chậm trả thì có trách nhiệm thanh toán những khoản tiền sau đây:

  • Nợ gốc còn lại
  • Lãi trả chậm: Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn tương ứng với thời gian trả chậm

Trong đó, lãi trả chậm được tính theo công thức sau:

lãi trả chậm được tính theo công thức

Ví dụ:  Ông A ký hợp đồng cho bà B vay 500 triệu đồng không lãi suất với thời hạn hay là 01 năm (12 tháng). Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn trả nợ 06 tháng nhưng bà B mới trả cho ông A được 100 triệu.

Tính tại thời điểm hiện tại, bà A có trách nhiệm trả cho ông B khoản tiền sau:

  • Nợ gốc còn lại = 500 triệu – 100 triệu = 400 triệu
  • Lãi trả chậm: 400 triệu x 10% x ½ năm (06 tháng) = 20 triệu

Hợp đồng vay có lãi

Đối với loại hợp đồng này, nếu bên vay trả chậm thì có trách nhiệm thanh toàn những khoản tiền như sau:

  • Nợ gốc còn lại.
  • Lãi trên nợ gốc chưa trả theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay (sau đây gọi tắt là lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả).
  • Lãi chậm trả, gồm: Lãi trên nợ lãi chưa trả, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả.

Công thức tính đối với mỗi loại lãi như sau:

Ví dụ: Bà X ký hợp đồng cho ông Y vay 800 triệu với thời hạn là 02 năm, lãi suất là 15%/ năm. Đến nay, đã quá thời hạn vay 01 năm, ông Y mới trả cho bà B 300 triệu tiền nợ gốc và 60 triệu tiền lãi (tương ứng với tiền lãi của 06 tháng).

Tại thời điểm này, ông Y có trách nhiệm thanh toán cho bà X những khoản tiền sau:

  • Nợ gốc còn lại = 800 triệu – 300 triệu = 500 triệu tiền lãi
  • Lãi trên nợ gốc trong hạn còn lại = 500 triệu x 15% x 1,5 năm (thời gian chưa trả lãi còn lại) = 112,5 triệu
  • Lãi trên nợ lãi chưa trả = 112,5 triệu x 10% x 01 năm (thời gian chậm trả) = 11,25 triệu
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả: 500 triệu x 150% x 15% x 01 năm (thời gian chậm trả) = 112,5 triệu.

Ngoài những nội dung nêu trên, tại Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP còn có nội dung hướng dẫn về việc áp dụng quy định về lãi suất tại BLDS 1995 và BLDS 2005 để giải quyết tranh chấp phát sinh đối với những hợp đồng vay được ký trước thời điểm 01/01/2017.

Tuy nhiên, nhưng loại tranh chấp này có khá ít trên thực tế. Do đó, trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung phân tích quy định về lãi suất trả chậm hiện hành tại BLDS 2015.

Giải quyết tranh chấp về việc xác định lãi suất trả chậm trong dân sự

Khi phát sinh tranh chấp liên quan đến việc xác định lãi suất trong dân sự, các bên có thể lựa chọn một trong những phương án sau đây để giải quyết tranh chấp:

  • Tự thương lượng;
  • Hòa giải;
  • Khởi kiện tại Tòa án.

Lưu ý, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong trường hợp này, Tòa án cấp huyện (hoặc cấp tỉnh, nếu vụ án có yếu tố nước ngoài) nơi bị đơn (người bị kiện) cư trú/ làm việc là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Một số câu hỏi liên quan

Ngoài hợp đồng vay, có thể áp dụng lãi trả chậm đối với những loại hợp đồng nào?

Theo nội dung án lệ số 09/2016/AL, ngoài hợp đồng vay tài sản, quy định về lãi suất trả chậm còn được áp dụng đối với những loại hợp đồng khác mà trong đó có ít nhất một bên có nghĩa vụ trả tiền cho bên còn lại như: nghĩa vụ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nghĩa vụ hoàn trả tiền, …

Tuy nhiên, đối với trường hợp thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền bồi thường, phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng thì không áp dụng quy định về lãi suất trả chậm.

Có thể vừa thỏa thuận về phạt vi phạm vừa thỏa thuận về việc trả lãi trả chậm không?

Căn cứ Điều 12 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP, trong trường hợp này, Tòa án sẽ quyết định theo nguyên tắc chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi trả nợ không đúng hạn.

Như vậy, có thể hiểu, cùng với một hành vi vi phạm về nghĩa vụ trả nợ thì trong trường hợp thỏa thuận như trên, Tòa án sẽ chỉ áp dụng một biện pháp xử lý, hoặc là phạt vi phạm, hoặc là trả lãi trả chậm.

Bên vay cố tình không trả nợ thì phải làm gì?

Bên cho vay có thể tự mình hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác khởi kiện tại Tòa án cấp huyện (hoặc Tòa án cấp tỉnh nếu vụ án có yếu tố nước ngoài) nơi bị đơn cư trú để giải quyết tranh chấp, buộc bên vay thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Hoặc, nếu bên vay có những dấu hiệu như: gian dối, trốn tránh việc trả nợ, bỏ trốn khỏi nơi cư trú, có khả năng trả nhưng không trả, … thì bên cho vay có quyền tố giác bên vay đến cơ quan chức năng về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp hợp đồng của Luật Việt An

  • Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng;
  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
  • Đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên cho khách hàng.

Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến vấn đề Xác định lãi suất trả chậm trong dân sự, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật dân sự

    Pháp luật dân sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO