Bãi bỏ nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện năm 2025

Ngày 01/01/2021, Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực, theo đó, nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện chính thức bị bãi bỏ, gỡ bỏ nhiều rào cản pháp lý và tạo động lực phát triển cho nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Gần đây, có nhiều thông tin về việc sẽ bãi bỏ nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện năm 2025. Vậy, trong năm 2025 tới, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện có gì thay đổi? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Việt An. 

Thế nào là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020:

“Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, các nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục thực hiện và các rào cản pháp lý khác. Chính vì vậy, để bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, Nhà nước ta đang từng bước tháo gỡ các vấn đề pháp lý, trong đó bao gồm việc bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 

Bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện vào năm 2016

Ngày 22/11/2016, Quốc Hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư. Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017. Luật đã bãi bỏ nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện so với danh mục bao gồm 268 ngành nghề kinh doanh có điều kiện như hiện này. Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện bị bãi bỏ bao gồm:

  • Hành nghề quản tài viên
  • Kinh doanh dịch vụ đào tạo đại lý bảo hiểm
  • Kinh doanh dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa
  • Kinh doanh phân bón vô cơ
  • Kinh doanh than
  • Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp với thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển
  • Hoạt động dạy nghề
  • Hoạt động liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng với cơ sở dạy nghề của nước ngoài, cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài
  • Kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo nghề với cơ sở dạy nghề nước ngoài và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Kinh doanh dịch vụ chứng nhận và công bố hợp quy
  • Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hàng hải
  • Kinh doanh dịch vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
  • Kinh doanh dịch vụ lập, thẩm tra xây dựng dự án đầu tư xây dựng
  • Kinh doanh dịch vụ quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng, cây xanh
  • Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng dùng chung
  • Nhập khẩu thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện
  • Kinh doanh dịch vụ thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
  • Kinh doanh dịch vụ truyền hình theo yêu cầu
  • Hoạt động của trung tâm giáo dục Quốc phòng – An ninh sinh viên
  • Và một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khác.

Ngoài ra, luật cũng bổ sung một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:

  • Ngành, nghề kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị
  • Ngành, nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô

Bãi bỏ nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện năm 2025

Tại Phụ lục IV ban hành thèm theo Luật Đầu tư 2020 liệt kê 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, so với Luật Đầu tư 2014 thì đã có 20 ngành nghề đã bị bãi bỏ và 18 ngành nghề đã được bổ sung. Cụ thể như sau: 

Những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện bị bãi bỏ

Những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện bị bãi bỏ

Những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện bị cắt giảm bao gồm:

  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
  • Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại;
  • Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ;
  • Hoạt động xuất, nhập khẩu điện;
  • Nhượng quyền thương mại;
  • Kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stíc;
  • Kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển;
  • Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản;
  • Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, vận hành nhà chung cư;
  • Kinh doanh dịch vụ tư vấn lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện;
  • Kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại;
  • Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
  • Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm HIV;
  • -Kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô;
  • Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi;
  • Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm-Kinh doanh dịch vụ tiêm chủng;
  • Kinh doanh dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Hiện nay, chưa có thông tin về việc sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư 2020 nói dung và Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nói riêng. Vì vậy, dự kiến đến năm 2025 thì những ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ không có sự thay đổi so với thời điểm hiện tại. 

Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được bổ sung

Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được bổ sung bao gồm: 

  • Đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải;
  • Kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt);
  • Kinh doanh dịch vụ kiến trúc;
  • Kinh doanh dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;
  • Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền;
  • Kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu;
  • Kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử;
  • Kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu;
  • Kiểm định chất lượng giáo dục;
  • Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
  • Kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản;
  • Đăng kiểm tàu cá;
  • Đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá;
  • Chế biến, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo, trưng bày, cất giữ mẫu vật của các loài thực vật, động vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
  • Kinh doanh chăn nuôi trang trại;
  • Kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm;
  • Kinh doanh dịch vụ cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
  • Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim.

Ý nghĩa của việc bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành, nghề kinh doanh không còn phù hợp với thực tiễn

Kinh tế – xã hội luôn không ngừng thay đổi và phát triển. Quy định pháp luật cần phải được rà soát, sửa đổi, bổ sung thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi đó. Vì vậy, một số ngành, nghề kinh doanh nói chung và một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nói riêng sẽ bị bãi bỏ, ví dụ như hoạt động đòi nợ thuê. 

Trên thực tế cho thấy, rất nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh đòi nợ thuê áp dụng các biện pháp tiêu cực, trái pháp luật để thực hiện hoạt động đòi nợ. Chính điều này không những gây mất trật tự xã hội mà nhiều trường hợp còn gây ra thiệt hại cho người bị đòi nợ về tài sản, sức khoẻ, thậm chí là tính mạng. 

Một số ngành nghề không cần thiết phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh vì đã có biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn

Xét về bản chất, các điều kiện kinh doanh được đặt ra nhằm ràng buộc, hạn chế và kiểm soát chủ thể kinh doanh từ đó quản lý xã hội. Do đó, những điều kiện này chỉ áp dụng đối với những ngành, nghề kinh doanh có tác động đến trật tự xã hội.

Tuy nhiên, đối với những ngành, nghề kinh doanh không tác động đến các lợi ích công cộng nhưng các sản phẩm, hàng hóa là kết quả của quá trình đó lại có thể tác động đến lợi ích công cộng thì phương pháp quản lý thích hợp  là các giới hạn kỹ thuật tối thiểu mà sản phẩm, hàng hóa đó (thường thể hiện bằng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật) buộc phải đáp ứng nếu muốn tiêu thụ tại thị trường. Hiện tại, trên thị trường có các tổ chức chứng nhận sự phù hợp, đây là các tổ chức được cấp phép để thực hiện các hoạt động chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Như vậy, với việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật (kiểm soát những rủi ro của hàng hóa có thể tác động đến lợi ích công cộng) và đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa thông qua sự xác nhận của các tổ chức chứng nhận, Nhà nước có thể kiểm soát được những tác động tới lợi ích công cộng của hoạt động kinh doanh thay vì ban hành các điều kiện kinh doanh đối với các chủ thể.

Tạo động lực phát triển cho nhà đầu tư

Như những phần trên đã đề cập, việc đăng ký kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện gây ra rất nhiều khó khăn pháp lý cho các nhà đầu tư. Vì vậy, việc giảm bớt một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không còn phù hợp với thực tiễn và không cần thiết phải kiểm soát bằng các điều kiện pháp định giúp giảm lược các thủ tục hành chính không cần thiết cho các nhà đầu tư, từ đó tạo cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển và góp phần phát triển nền kinh tế. 

Quý khách hàng có vướng mắc về bài viết hoặc có nhu cầu hỗ trợ  về việc đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ tới Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO