Báo cáo hoạt động mua bán hàng hóa công ty FDI quy định như thế nào?

Công ty FDI (Foreign Direct Investment) là công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo quy định pháp luật Việt Nam, công ty FDI có nghĩa vụ thực hiện báo cáo với cơ quan nhà nước. Báo cáo hoạt động mua bán hàng hóa là một trong các loại báo cáo bắt buộc các công ty FDI phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước. Vậy báo cáo hoạt động mua bán hàng hóa công ty FDI được quy định như thế nào? Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Việt An sẽ đề cập một cách chi tiết quy định pháp luật Việt Nam về báo cáo hoạt động mua bán hàng hóa công ty FDI.

Đối tượng thực hiện

Các công ty FDI thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa:

  • Công ty FDI thuộc trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
  • Công ty FDI chưa có Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP, nhưng đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương có nội dung: hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thuộc diện phải cấp Giấy phép kinh doanh hoặc lập cơ sở bán lẻ thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định.

Đối tượng báo cáo hoạt động mua bán hàng hóa

Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa phải thực hiện báo cáo hoạt động mua bán hàng hóa phải thực hiện xin Giấy phép kinh doanh cho công ty FDI gồm:

  • Hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa không bao gồm: gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo và tạp chí;
  • Hoạt động nhập khẩu, phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn;
  • Hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo và tạp chí của công ty FDI đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi;
  • Dịch vụ logistics;
  • Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
  • Dịch vụ xúc tiến thương mại;
  • Dịch vụ trung gian thương mại;
  • Dịch vụ thương mại điện tử;
  • Dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Báo cáo hoạt động mua bán hàng hóa công ty FDI quy định như thế nào?

Mẫu Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng được thực hiện theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP:

Tải về

Hình thức báo cáo

  • Nộp trực tiếp;
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính;
  • Nộp trực tuyến theo hướng dẫn của Sở Công thương nơi Tổ chức kinh tế được cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ (tùy theo tình hình thực tế tại mỗi tỉnh, thành).

Quy định về thời hạn nộp báo cáo

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Công ty FDI có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trước ngày 31 tháng 01 hằng năm.

Cơ quan tiếp nhận báo cáo

công ty FDI lập và nộp báo cáo đến các cơ quan

Căn cứ mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP, công ty FDI lập và nộp báo cáo đến các cơ quan sau:

  • Gửi Sở Công thương nơi cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
  • Gửi Bộ Công Thương trong trường hợp công ty FDI thực hiện hoạt động quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP gồm các hoạt động: Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn; Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo và tạp chí; Cung cấp dịch vụ logistics, trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính, trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành; Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo; Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại; Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
  • Gửi Bộ quản lý ngành trong trường hợp công ty FDI kinh doanh hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí.

Xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp FDI không thực hiện chế độ báo cáo

Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 70 Nghị định 98/2020/NĐ-CP:

“Điều 70. Hành vi vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Theo quy định này, nếu công ty FDI không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, căn cứ điểm đ, e khoản 1 Điều 43 Nghị định 09/2018/NĐ-CP và điểm e, g khoản 2 Điều 43 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp FDI có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ nếu không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong 24 tháng liên tiếp hoặc không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn theo yêu cầu.

Khái quát về giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ của công ty FDI (BRC)

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ, hay còn được gọi là Business Registration Certificate (BRC) là loại giấy phép do Sở Công thương cấp cho các công ty FDI hoạt động trong lĩnh vực mua bán và phân phối hàng hóa. Các điều kiện để công ty FDI được cấp giấy phép kinh doanh gồm:

  • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
  • Đối với công ty FDI không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cần đáp ứng tiêu chí:
  • Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
  • Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
  • Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
  • Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
  • Đối vàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: công ty FDI có thực hiện hoạt động sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam.
  • Đối với hàng hóa là gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo và tạp chí, công ty FDI được xem xét cấp giấy phép kinh doanh nếu đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

Các điều kiện để công ty FDI được cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ gồm:

  • Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
  • Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý;
  • Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế phải đáp ứng tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế.

Thành lập cơ sở bán lẻ có kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) được áp dụng đối với các công ty FDI thành lập từ cơ sở bán lẻ thứ hai trở lên. Đây là điều kiện tiếp cận thị trường theo cam kết WTO được áp dụng với các công ty nước ngoài muốn mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam nhằm tăng hiệu quả kinh tế của việc phát triển kinh doanh tại Việt Nam.

Các loại báo cáo khác công ty FDI mua bán hàng hóa cần lưu ý

Ngoài báo cáo hoạt động hàng hóa công ty FDI phải thực hiện các loại báo cáo sau:

  • Báo cáo hoạt động đầu tư;
  • Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư (đối với trường hợp công ty FDI thực hiện đầu tư những dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công 2019, Luật Xây dựng 2014; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư);
  • Báo cáo tài chính năm;
  • Báo cáo tình hình sử dụng lao động.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về báo cáo hoạt động mua bán hàng hóa của công ty FDI xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title