Báo cáo thuế hàng năm là một hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp, thường tập trung vào việc ghi nhận và tổng hợp thông tin về hoá đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào và thuế giá trị gia tăng đầu ra. Việc làm này giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong việc tính toán thuế phải nộp cho cơ quan quản lý thuế. Vậy báo cáo thuế năm gồm những gì? Hãy cùng Luật Việt An tìm hiểu trong bài viết này.
Căn cứ pháp lý
Luật Quản lý thuế 2019.
Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014, 2020.
Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2016.
Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 25/2018/TT-BTC.
Báo cáo thuế là gì?
Báo cáo thuế là quá trình kê khai các hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào, bao gồm chi phí phát sinh từ việc mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, cũng như các hóa đơn bán hàng mà chính doanh nghiệp phát hành với mục tiêu thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Báo cáo thuế được coi là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế, cho phép cơ quan này nắm bắt tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp.
Báo cáo thuế năm gồm những gì?
Hồ sơ báo cáo thuế năm gồm 02 loại:
Hồ sơ quyết toán thuế: tờ khai tự quyết toán thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, kết quả hoạt động sản xuất,…
Hồ sơ báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tình chính, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,..
Chi tiết các loại tài liệu cần có trong báo cáo thuế năm
Tên hồ sơ
Tài liệu
Hồ sơ quyết toán thuế
Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
Đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (nếu có)
Căn cước công dân, hộ chiếu người đại diện pháp luật
Điều lệ công ty
Quy chế tài chính quy chế lương thởng của công ty
Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định với cơ quan thuế
Kết quả đăng ký tài khoản ngân hàng
Hồ sơ khai thuế
Tờ khai thuế giá trị gia tăng
Tờ khai thuế vãng lai, thuế nhà thầu
Bảng kê hoá dơn hàng hoá, dịch vụ mua vào và bán ra
Thông báo phát hành hoá đơn, hợp đồng đặt in hoá đơn
Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn
Báo cáo tài chính
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Hồ sơ lương, thưởng, phép
Hồ sơ của người lao động
Hợp đồng lao động
Các quyết định bổ nhiệm, quyết định tăng lương
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Đăng ký giảm trừ gia cảnh
Bản cam kết 02/CK-TNCN (nếu có)
Giấy uỷ quyền quyết toán thuế TNCN
Bản đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động
Bảng thông báo bảo hiểm và chứng từ nộp tiền bảo hiểm
Hồ sơ công nợ
Hợp đồng kinh tế đàu vào, đầu ra
Phụ lục hợp đồng kinh tế
Biên bản đối chiếu công nợ
Hồ sơ vay nợ
Hợp đồng vay
Chứng từ thanh toán nợ gốc, lãi vay
Chứng từ kế toán
Hoá đơn mua vào, bán ra
Tờ khai hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập của công ty/ doanh nghiệp
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập của cá nhân
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN)
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN)
Bảng lưu chuyển tiền tệ (dựa theo mẫu số B03-DN)
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (dựa theo mẫu B09-DN)
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến báo cáo thuế và báo cáo thuế hàng năm
Thời hạn nộp của báo cáo thuế tháng/ quý/ năm là bao lâu?
Theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành và các văn bản có liên quan, thời gian nộp báo cáo thuế được quy định như sau:
Báo cáo thuế tháng: Nộp chậm nhất là vào ngày 20 của tháng tiếp theo.
Báo cáo thuế quý: Nộp chậm nhất vào ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
Báo cáo thuế năm: Nộp chậm nhất vào ngày 30/01 của năm sau.
Kê khai thuế theo đợt phát sinh: Nộp chậm nhất vào ngày thứ 10 từ ngày phát sinh.
Tờ khai quyết toán thuế năm: Nộp chậm nhất vào ngày thứ 90 tính từ ngày kết thúc của năm tài chính. Trong trường hợp doanh nghiệp chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động, thời hạn nộp báo cáo thuế là ngày thứ 45 tính từ ngày có quyết định tương ứng.
Các doanh nghiệp cần lưu ý đảm bảo tuân thủ các thời hạn tránh các khoản phạt liên quan đến việc nộp thuế.
Các lưu ý để làm báo cáo thuế năm được nhanh gọn, hiệu quả là gì?
Để chuẩn bị làm báo cáo thuế năm được nhanh chóng, hiệu quả, các doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:
Sắp xếp hóa đơn theo ngày tháng: Sắp xếp và tổ chức các hóa đơn bán ra theo ngày và tháng tương ứng, để giúp quản lý dễ dàng hơn và theo dõi quá trình kinh doanh.
Chuẩn bị bản sao hóa đơn: Sao chép và lưu giữ bản sao của các hóa đơn để tránh tình trạng mất mát hoặc không đối chứng. Điều này cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến hóa đơn trong tương lai.
Kê khai và hạch toán hàng tháng: Sử dụng phần mềm kế toán để kê khai và hạch toán các hoạt động kinh doanh hàng tháng. Trước khi xuất dữ liệu, kiểm tra và chỉnh sửa các thông tin để đảm bảo tính chính xác.
Quy định về xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả liên quan đế báo cáo thuế năm?
Hành vi
Biện pháp khắc phục hậu quả
Mức phạt
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày – 05 ngày, đồng thời có tình tiết giảm nhẹ
Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế
Phạt cảnh cáo
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp
Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp
Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
Những lỗi thường gặp trong kê khai báo cáo thuế năm?
Khi làm báo cáo thuế, các doanh nghiệp nên chú ý đến các lỗi sau để tránh sai sót trong quá trình làm báo cáo
Lỗi “thiếu”, “mất” chứng từ ngân hàng;
Lỗi liên quan đến doanh thu: Một số doanh nghiệp không phân biệt được phần doanh thu chưa thực hiện nên mỗi lần xuất hoá đơn đều ghi vào doanh thu, trong khi đó chưa có chi phí thực hiện các dịch vụ được ghi nhận dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp không đúng với thực tế khiến cho doanh nghiệp phải đóng rất nhiều tiền thuế;
Không kê khai đầy đủ về tài sản cố định, mua sắm TSCĐ không có hoá đơn hợp lệ;
Thiếu bảng kê hồ sơ quyết toán thuế;
Thiếu bảng đăng ký tiền lương; hạch toán chi phí tiền lương nhưng thiếu hợp đồng lao động; bảng lương không có người ký nhận.
Quý khách hàng có nhu cầu liên quan đến pháp luật về kinh doanh, thương mại, pháp luật về thuế xin vui lòng liên hệ Đại lý thuế Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.