Việc mua bảo hiểm cho các công trình xây dựng, cho công việc khảo sát, thiết kế xây dựng và cho người lao động là vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản cũng như người lao động trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. Ngày 13/11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Theo Nghị định này, các đối tượng sau phải mua bảo hiểm (BH) bắt buộc trong đầu tư xây dựng (ĐTXD) bao gồm:
Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.
[panel style=”panel-info”][panel-header]Phạm vi bảo hiểm[/panel-header] [panel-content]
Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định pháp luật phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng, trừ các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
[/panel-content] [/panel]
[panel style=”panel-info”][panel-header]Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:[/panel-header] [panel-content]
Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;
Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;
Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;
Tổn thất mang tính thảm họa;
Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
[/panel-content] [/panel]
Nghị định 119/2015/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 10/02/2016.