“Truyền thông” là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức.Truyền thông là sản phẩm của xã hội con người, là yếu tố động lực kích thích sự phát triển của xã hội. Truyền thông Giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng , Giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật tại các khu vực, quốc gia khác nhau, giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng,…. Truyền thông đóng vai trò quang trọng trong kinh tế, xã hội. Để kinh doanh truyền thông, doanh nghiệp cần bổ sung ngành nghề trong nội dung đăng ký kinh doanh của công ty.
Thủ tục bổ sung nghề nghề truyền thông được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nộp Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Hồ sơ bổ sung ngành nghề truyền thông gồm:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/ Biên bản họp hội đồng thành viên
Quyết định của đại hội đồng cổ đông/Quyết định của hội đồng thành viên/ Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên.
Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, Hợp đồng dịch vụ với tổ chức được uỷ quyền nộp hồ sơ (Trường hợp người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ thì không cần uỷ quyền nộp hồ sơ)
Bản công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ
Danh mục các ngành nghề cơ bản thuộc nhóm ngành nghề truyền thông:
STT
Tên ngành
Mã ngành
1.
Xuất bản sách
5811
2.
Xuất bản các danh mục chỉ dẫn và địa chỉ
5812
3.
Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ
5813
4.
Hoạt động xuất bản khác. Chi tiết:
– Xuất bản catalog; ảnh, bản khắc và bưu thiếp; thiệp chúc mừng; mẫu đơn; áp phích quảng cáo, các bản sao chép tác phẩm nghệ thuật; tài liệu quảng cáo;
– Xuất bản trực tuyến con số thống kê
5819
5.
Xuất bản phần mềm
5820
6.
Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình. Chi tiết: Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình
5911
7.
Hoạt động hậu kỳ
5912
8.
Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
5913
9.
Hoạt động chiếu phim
5914
10.
Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc
5920
11.
Hoạt động phát thanh
6010
12.
Hoạt động truyền hình
6021
13.
Chương trình cáp, vệ tinh và các chương trình thuê bao khác
6022
14.
Hoạt động viễn thông có dây
6110
15.
Hoạt động viễn thông không dây
6120
16.
Hoạt động viễn thông vệ tinh
6130
17.
Hoạt động viễn thông khác.
6190
18.
Lập trình máy vi tính
6201
19.
Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
6202
20.
Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính. Chi tiết: Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và máy vi tính khác chưa được phân loại vào đâu như: khắc phục các sự cố máy vi tính và cài đặt phần mềm.
6209
21.
Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
6311
22.
Cổng thông tin
6312
23.
Hoạt động thông tấn
6321
24.
Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết:
– Các dịch vụ thông tin qua điện thoại;
– Các dịch vụ tìm kiếm thông tin thông qua hợp đồng hay trên cơ sở phí;
– Các dịch vụ cắt xén thông tin, báo chí
6329
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Doanh nghiệp đăng ký tài khoản và nộp hồ sơ bằng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử tới Sở kế hoạch và đầu tư
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
Kết quả nhận được: Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Do từ ngày 01/07/2015, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sẽ không thể hiện nội dung ngành nghề, do đó khi thay đổi ngành nghề thì doanh nghiệp sẽ chỉ nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà không cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm Giấy đề nghị công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, chứng minh thư công chứng của người nộp hồ sơ nộp trực tiếp tại sở kế hoạch đầu tư sau khi nhận kết quả.
Lệ phí công bố thông tin theo quy định là 300.000 đồng
Bước 4: Chuẩn bị điều kiện đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện trước khi kinh doanh.
Phần lớn các ngành nghề trong nhóm ngành Truyền thông là ngành có điều kiện do đó doanh nghiệp cần xác định rõ ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề cụ thể muốn hoạt động để xác định điều kiện cần có.
Đối với các ngành có điều kiện về vốn pháp định, doanh nghiệp cần cân nhắc để tăng vốn điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật đồng thời với bổ sung ngành nghề.
Để thêm chi tiết về điều kiện đối với từng ngành nghề, quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty Luật Việt An để được hỗ trợ bởi các luật sư giàu kinh nghiệm và thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề nhanh chóng, dễ dàng hơn.