Lưu ý khi thành lập công ty truyền thông

Cùng với sự bùng nổ của internet, các ngành, nghề kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông đã và đang trở thành xu hướng mới của các nhà đầu tư. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều công ty truyền thông trong nước và nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Khi thành lập công ty, song song với việc giải quyết các vấn đề vốn, mặt bằng kinh doanh, nguồn nhân lực, … thì các vấn đề pháp lý cũng là nội dung quan trọng mà nhà đầu tư cần phải chú trọng. Qua bài viết sau đây, Luật Việt An xin chia sẻ một số lưu ý khi thành lập công ty truyền thông, Quý khách hàng có thể tham khảo. 

Các bước thành lập công ty truyền thông

Các bước thành lập công ty truyền thông

Thành lập công ty truyền thông là một trong những thủ tục pháp lý ban đầu mà nhà đầu tư cần phải thực hiện để “hợp pháp hoá” các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Theo các văn bản pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, … thì thủ tục thành lập công ty truyền thông trong nước và nước ngoài có đôi chút khác biệt. Cụ thể như sau: 

Đối với công ty trong nước

  • Bước 1: Nộp Giấy đăng ký doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.
  • Bước 2: Nhận Giấy đăng ký doanh nghiệp và hoàn tất các yêu cầu kinh doanh sau đó (khắc con dấu, mở tài khoản, thuế….).
  • Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

Đối với công ty nước ngoài

  • Bước 1: Nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường khi kinh doanh các  ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • Bước 2: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
    • Chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
    • Nộp hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
    • Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Bước 3: Thành lập công ty truyền thông
    • Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp.
    • Khắc dấu của công ty.
    • Cấp Giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đủ điều kiện hoạt động.

Lưu ý khi thành lập công ty truyền thông

Lưu ý khi thành lập công ty truyền thông

Ngành nghề kinh doanh

Khi thành lập công ty truyền thông và thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông, các doanh nghiệp buộc phải lựa chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền. Tức là, doanh nghiệp chỉ được thực hiện các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước. 

Dưới đây là các ngành, nghề và mã ngành nghề kinh doanh hiện nay, mời Quý khách hàng tham khảo: 

Tên ngành Mã ngành
Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình.

Chi tiết: Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình

5911
Quảng cáo 7310
Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại 8230
Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận 7320
Hoạt động hậu kỳ. Chi tiết:

Hoạt động biên tập, truyền băng, đầu đề, phụ đề, giới thiệu phim (giới thiệu danh sách các diễn viên, đạo diễn, người quay phim …), thuyết minh, đồ họa máy tính, sản xuất các hiệu ứng đặc biệt về chuyển động.

5912
Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình 5913
Hoạt động chiếu phim 5914
Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí. Chi tiết:

Hoạt động của các cơ sở và việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu về thưởng thức văn hoá và giải trí cho khách hàng.

Tổ chức các buổi trình diễn kịch trực tiếp, các buổi hoà nhạc và opera hoặc các tác phẩm khiêu vũ và các tác phẩm sân khấu khác.

9000
Hoạt động nhiếp ảnh. Chi tiết:

– Chụp ảnh cho tiêu dùng và thương mại

7420
Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc 5920
Xuất bản phần mềm 5820

Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công ty muốn tiến hành kinh doanh các ngành nghề đó, cần đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Cụ thể như sau: 

Ngành nghề nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận

Ngành nghề này bao gồm 02 ngành nghề là: Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và hoạt động thương mại điện tử – Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử. Điều kiện kinh doanh đối với từng ngành nghề như sau: 

Thứ nhất, đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm

  • Vốn pháp định: 15 tỷ đồng (chưa bao gồm mức vốn pháp định của các lĩnh vực kinh doanh khác mà doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật)
  • Cổ đông hoặc thành viên góp vốn đáp ứng điều kiện sau đây: 
    • Tổ chức, cá nhân đã góp vốn sở hữu trên 5% vốn điều lệ thực góp tại doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thì không được góp vốn thành lập hoặc mua, nắm giữ cổ phiếu hoặc phần vốn góp của 01 doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm khác.
    • Các tổ chức, cá nhân không được sử dụng vốn ngân sách nhà nước để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
    • Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm khác. 
  • Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện sau đây: 
    • Có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê hoặc quản trị kinh doanh.
    • Có ít nhất mười (10) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê hoặc quản trị kinh doanh. 
    • Cư trú hợp pháp tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
  • Có tối thiểu 05 người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm, cụ thể:
    • Không là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
    • Có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm. 
    • Có ít nhất 07 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm. 
  • Có tối thiểu 10 người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện chuyên viên phân tích, cụ thể:
    • Không là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. 
    • Có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm
    • Có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, thống kê, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
  • Có các quy trình nghiệp vụ bao gồm: 
    • Quy trình làm việc của chuyên viên phân tích. 
    • Quy chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 88/2014/NĐ-CP.
    • Phương pháp xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 32 Nghị định 88/2014/NĐ-CP.
    • Quy trình xây dựng, đánh giá và cập nhật phương pháp xếp hạng tín nhiệm;
    • Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức theo quy định tại Điều 34 Nghị định 88/2014/NĐ-CP. 
  • Có phương án kinh doanh phù hợp Quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và bao gồm các nội dung cơ bản sau:
    • Dự kiến doanh thu và chi phí hoạt động. 
    • Dự kiến các nguồn dữ liệu sử dụng. 
  • Có trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

Thứ hai, đối với ngành nghề hoạt động thương mại điện tử – Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử

  • Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
  • Độc lập về mặt tổ chức và tài chính với các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử được đánh giá tín nhiệm;
  • Có bộ tiêu chí và quy trình đánh giá website thương mại điện tử được công bố công khai, minh bạch, áp dụng thống nhất cho các đối tượng được đánh giá
  • Đã đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử với Bộ Công Thương và được xác nhận đăng ký.

Ngành nghề hoạt động chiếu phim

Điều kiện kinh doanh dịch vụ phổ biến phim bao gồm: 

  • Trường hợp phổ biến phim trong rạp chiếu phim
    • Là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
    • Có rạp chiếu phim bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • Trường hợp phổ biến phim trên hệ thống truyền hình
    • Chủ thể: Cơ quan báo chí
    • Có giấy phép hoạt động truyền hình theo quy định của pháp luật về báo chí;
    • Có Quyết định phát sóng để phổ biến phim trên hệ thống truyền hình Việt Nam hoặc phổ biến phim trên gói dịch vụ truyền hình theo yêu cầu, trên dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên không gian mạng.
  • Trường hợp phổ biến phim trên không gian mạng
    • Chủ thể: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim theo quy định.
    • Thực hiện phân loại phim và hiển thị kết quả phân loại phim theo hướng dẫn
    • Thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim thông qua Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi phổ biến phim trên không gian mạng.
  • Trường hợp phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng
    • Địa điểm: Nhà hát, nhà văn hóa, nhà triển lãm, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, vũ trường, cửa hàng, cửa hiệu, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, quảng trường, phương tiện vận tải hành khách công cộng và phương tiện, địa điểm công cộng khác có tổ chức chiếu phim.
    • Bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, y tế, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các điều kiện khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
    • Cung cấp danh mục phim chiếu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi tổ chức đăng ký kinh doanh.
    • Thông báo bằng văn bản về nội dung, chương trình chiếu phim cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
  • Trường hợp phổ biến phim phục vụ nhiệm vụ chính trị ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn
    • Thực hiện theo kế hoạch hằng năm được chính quyền địa phương quyết định và đầu tư thiết bị phổ biến phim, phương tiện vận chuyển phù hợp với thực tế của từng địa phương.
    • Ngân sách nhà nước bảo đảm 100% chi phí tổ chức phổ biến phim ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm tối thiểu 50% chi phí tổ chức phổ biến phim ở vùng nông thôn.
  • Trường hợp phổ biến phim tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam
    • Thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
    • Thực hiện quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 18 và Điều 22 của Luật Điện ảnh 2022.

Ngoài ra, đối với một số ngành nghề kinh doanh khác như hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc, hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí thì đối với một số hoạt động kinh doanh cụ thể doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định và phải thực hiện các hoạt động cấp phép trước khi thực hiện. Ví dụ: 

  • Tổ chức thi người đẹp, người mẫu
  • Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
  • Lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại

Như vậy, Luật Việt An đã chia sẻ tới Quý khách hàng những lưu ý cơ bản khi thành lập công ty truyền thông. Nếu còn vướng mắc hoặc có yêu cầu hỗ trợ, Quý khách hàng hãy liên hệ với Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO