Các bước lập báo cáo tài chính cuối năm cho doanh nghiệp

Lập báo cáo tài chính cuối năm là một trong những nhiệm vụ quan trọng và bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, không phân biệt quy mô hay loại hình hoạt động. Báo cáo tài chính không chỉ phán ảnh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh mà còn là cơ sở để cơ quan thuế, đối tác và nhà đầu từ đánh giá mức độ minh bạch và hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy trình lập báo cáo tài chính đòi hỏi sự chính xác, tuân thủ chuẩn mực kế toán và quy định pháp luật hiện hành. Bài viết dưới đây của Đại lý thuế Việt An sẽ hướng dẫn quý khách hàng các bước lập báo cáo tài chính cuối năm một cách đầy đủ, đúng quy trình và hạn chế tối đa sai sót, giúp doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ với cơ quan thuế và sẵn sàng cho giai đoạn kinh doanh tiếp theo.

Các đối tượng cần phải lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là một phần bắt buộc trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, được sử dụng để tổng hợp và phản ánh toàn diện tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ. Theo quy định tại Luật Kế toán 2015 và các Thông tư hướng dẫn (như Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC, Thông tư 132/2018/TT-BTC), mọi tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đều có nghĩa vụ lập báo cáo tài chính định kỳ, đặc biệt là báo cáo tài chính năm.

Cụ thể, các đối tượng cần lập báo cáo tài chính bao gồm:

  • Doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, bao gồm:
    • Công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên
    • Công ty cổ phần
    • Doanh nghiệp tư nhân
    • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), bao gồm chi nhánh và văn phòng đại diện có phát sinh hoạt động kế toán tại Việt Nam
  • Chi nhánh, đơn vị trực thuộc nếu được giao nhiệm vụ hạch toán kế toán độc lập hoặc phụ thuộc nhưng có phát sinh nghiệp vụ tài chính quan trọng
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, …
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh đã đăng ký áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC

Bộ báo cáo tài chính đầy đủ

Bộ báo cáo tài chính đầy đủ

Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ của doanh nghiệp sẽ bao gồm bốn phần chính, mỗi phần phản ánh một khía cạnh quan trọng trong tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.

Bảng cân đối kế toán

Đây là báo cáo quan trọng nhất, phản ánh toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Báo cáo này gồm ba phần cơ bản:

  • Tài sản: gồm tài sản ngắn hạn (như tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu) và tài sản dài hạn (như nhà xưởng, máy móc, thiết bị)
  • Nợ phải trả: bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán
  • Vốn chủ sở hữu: là phần còn lại của tài sản sau khi đã trừ đi nợ phải trả, thuộc về chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo này cho biết doanh nghiệp có đang lãi hay lỗ trong một kỳ kế toán cụ thể, thông qua các chỉ số tài chính cốt lõi:

  • Doanh thu: tổng thu nhập từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Giá vốn hàng bán: chi phí trực tiếp để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Lợi nhuận gộp: chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn – chỉ số đánh giá hiệu quả sản xuất hoặc cung ứng
  • Chi phí hoạt động: bao gồm chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Lợi nhuận thuần: lợi nhuận ròng sau khi đã trừ toàn bộ chi phí – là kết quả cuối cùng của kỳ kinh doanh.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đây là báo cáo theo dõi dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp trong kỳ, chia thành ba nhóm chính:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Dòng tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, và chi trả cho hoạt động vận hành
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm các khoản chi tiêu cho tài sản cố định, đầu tư tài chính, hoặc góp vốn vào đơn vị khác
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: ghi nhận các giao dịch như vay nợ, trả nợ, phát hành cổ phiếu, chi trả cổ tức, …

Báo cáo này giúp đánh giá khả năng thanh khoản và cân đối dòng tiền của doanh nghiệp – yếu tố then chốt để đảm bảo duy trì hoạt động bền vững.

Thuyết minh báo cáo tài chính

Phần này đóng vai trò giải thích chi tiết các con số và chỉ tiêu được trình bày trong ba báo cáo trên. Nội dung bao gồm:

  • Thông tin cơ bản về doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh
  • Các chính sách kế toán đang áp dụng
  • Giải trình chi tiết các khoản mục quan trọng như khấu hao tài sản, dự phòng nợ xấu, thay đổi vốn chủ sở hữu, …

Bản thuyết minh là phần không thể thiếu, giúp người đọc như chủ doanh nghiệp, cơ quan thuế, nhà đầu tư hoặc kiểm toán viên hiểu rõ bản chất các số liệu tài chính và tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Các bước lập báo cáo tài chính cuối năm

Các bước lập báo cáo tài chính cuối năm

Bước 1: Tổng hợp, kiểm tra và sắp xếp chứng từ kế toán

Bước đầu tiên trong quy trình lập báo cáo tài chính là tập hợp, phân loại và sắp xếp toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong năm một cách khoa học, theo đúng trình tự thời gian và nội dung kinh tế. Việc này không chỉ giúp dễ dàng trong việc kiểm tra, tra cứu mà còn đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến kế toán và thuế

Các loại chứng từ cần được rà soát bao gồm: hóa đơn, biên lai, phiếu thu – phiếu chi, sổ quỹ, sổ cái, bảng lương, bảng kê khấu hao tài sản cố định, hồ sơ vay vốn, hợp đồng kinh tế và các tài liệu kế toán có liên quan khác. Quan trọng nhất, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ tính hợp lệ, hợp pháp và hợp lý của từng chứng từ để tránh rủi ro trong quá trình quyết toán thuế và kiểm toán sau này.

Bước 2: Hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Sau khi hoàn thiện bước tổng hợp chứng từ, doanh nghiệp cần tiến hành hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm vào hệ thống sổ sách kế toán. Việc hạch toán phải đảm bảo đúng bản chất giao dịch, tuân thủ chuẩn mực kế toán hiện hành và phù hợp với các quy định về thuế

Trong bước này, kế toán có thể tiến hành kiểm tra, rà soát lại các bút toán đã ghi nhận trước đó, điều chỉnh các sai sót nếu có, đồng thời bổ sung các nghiệp vụ còn thiếu. Việc hạch toán nên được thực hiện song song với quá trình kiểm tra chứng từ để đảm bảo tính chính xác và kịp thời.

Bước 3: Phân loại nghiệp vụ theo tháng, theo quý và phân bổ chi phí

Một phần quan trọng trong quá trình lập báo cáo tài chính là phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng tháng, quý, nhằm phục vụ cho việc tổng hợp số liệu đúng kỳ kế toán. Đây là cơ sở để xác định chính xác doanh thu, chi phí, lợi nhuận và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phân loại và phân bổ hợp lý các khoản chi phí đặc thù như: chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ, trích lập dự phòng, … Việc phân bổ phải tuân thủ theo thời gian sử dụng và nguyên tắc kế toán phù hợp, nhằm phản ánh đúng thực tế hoạt động và tránh tình trạng dồn chi phí không hợp lý vào một kỳ.

Bước 4: Kiểm tra, rà soát và tổng hợp các nghiệp vụ theo từng nhóm tài khoản

Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình lập báo cáo tài chính, nhằm đảm bảo tính cân đối, nhất quán và chính xác của toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán. Việc kiểm tra tổng hợp được thực hiện theo từng nhóm tài khoản kế toán chính, cụ thể như sau:

  • Hàng tồn kho: cần kiểm tra kỹ lưỡng số liệu hàng tồn kho, tránh tình trạng âm kho – dấu hiệu cho thấy có thể đã ghi nhận sai nghiệp vụ xuất kho. Trường hợp phát hiện chênh lệch, kế toán phải truy tìm nguyên nhân và điều chỉnh phù hợp. Đồng thời, cần đảm bảo việc tính giá vốn được thực hiện đúng theo phương pháp đã đăng ký (nhập trước – xuất trước, bình quân gia quyền, …)
  • Công nợ phải thu, phải trả: đối chiếu số dư và phát sinh công nợ với khách hàng, nhà cung cấp để đảm bảo phản ánh đúng tình trạng thực tế. Việc này giúp doanh nghiệp xác định được các khoản nợ xấu tiềm ẩn, từ đó có phương án xử lý phù hợp (như trích lập dự phòng).
  • Các khoản đầu tư: Kiểm tra toàn bộ hồ sơ liên quan đến các khoản đầu tư tài chính (ngắn hạn, dài hạn), xác định lại bản chất, phương pháp hạch toán, và đối chiếu với các tài liệu như biên bản họp, báo cáo tài chính của bên nhận đầu tư để phản ánh đúng hiệu quả đầu tư.
  • Tài sản cố định: kiểm tra nguyên giá, thời gian sử dụng, đối tượng chịu khấu hao và phương pháp khấu hao đã áp dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xử lý đúng các trường hợp tài sản hư hỏng, mất mát hoặc đã thanh lý.
  • Doanh thu: rà soát doanh thu đã ghi nhận trong năm để đảm bảo đúng thời điểm, phương pháp ghi nhận, đặc biệt với các hợp đồng doanh thu chưa thực hiện, cần xử lý tách riêng để tránh ghi nhận sai kỳ.
  • Giá vốn: kiểm tra giá vốn đã ghi nhận để đảm bảo phản ánh đúng giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán ra. Nếu có giá vốn chưa phẩn bổ hết hoặc tính sai phương pháp, cần điều chỉnh lại cho phù hợp.
  • Chi phí hoạt động: xem xét các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, đảm bảo ghi nhận đúng bản chất, hợp lệ, hợp lý và tuân thủ nguyên tắc kế toán, đồng thời đánh giá tỷ lệ chi phí so với doanh thu để kiểm soát hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp và kết chuyển lãi, lỗ cuối năm

Sau khi đã hoàn tất việc rà soát và điều chỉnh các nghiệp vụ phát sinh, kế toán tiến hành thực hiện các bút toán tổng hợp cuối kỳ, đặc biệt là kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Cụ thể:

  • Kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định lợi nhuận hoặc lỗ thuần trong kỳ
  • Đảm bảo các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 không còn số dư cuối kỳ
  • Nếu doanh nghiệp phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp, cần thực hiện:
    • Kết chuyển tạm thời để xác định lợi nhuận chịu thuế
    • Tính toán số thuế TNDN phải nộp
    • Ghi nhận chi phí thuế TNDN vào sổ kế toán
    • Kết chuyển lại để xác định lợi nhuận sau thuế – đây là con số cuối cùng thể hiện hiệu quả kinh doanh trong năm tài chính.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính

Đây là bước cuối cùng trong quy trình, khi toàn bộ số liệu kế toán đã được kiểm tra, phân loại và kết chuyển đầy đủ. Doanh nghiệp sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính theo đúng mẫu biểu quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC (tùy theo mô hình kế toán áp dụng).

Việc lập báo cáo tài chính chính xác, đầy đủ không chỉ đáp ứng yêu cầu pháp lý mà còn giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và làm cơ sở để đưa ra quyết định điều hành, hoạch định tài chính, cũng như xây dựng chiến lược phát triển trong năm tiếp theo.

Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hoặc câu hỏi liên quan đến dịch vụ lập báo cáo tài chính cuối năm cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Đại lý thuế Việt An để được luật sư tư vấn cụ thể nhất

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ kế toán thuế

    Dịch vụ kế toán thuế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hanoi@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO