Các thương vụ nhượng quyền thương mại nổi tiếng tại Việt Nam

Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh phổ biến trong nền kinh tế thị trường tự do hiện đại. Bằng con đường nhượng quyền thương mại nhiều tên tuổi lớn thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề của thế giới đã du nhập và phát triển mạnh tại Việt Nam như KFC, GS25, B.V (Hà Lan), …. Trước cơ hội kinh doanh phát triển đó, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công mô hình kinh doanh này và có những bước tiến vượt bậc trong nước và quốc tế. Bài viết duới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp thông tin về các thương vụ nhượng quyền thương mại nổi tiếng tại Việt Nam.

Nhượng quyền thương mại là gì?

Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005, quy định Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Điều kiện nhượng quyền thương mại

Điều kiện nhượng quyền thương mại

Điều kiện về chủ thế tham gia

Theo khoản 2 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về các đối tượng áp dụng khi tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại gồm:

  • Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại áp dụng đối với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài;
  • Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chuyên mua bán hàng hóa và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam chỉ được tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại đối với những mặt hàng mà công ty đó được kinh doanh dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam.

Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại

Căn cứ Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP thì điều kiện đối với bên nhượng quyền như sau: Thương nhân được cấp phép quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm.

Các hình thức nhượng quyền thương mại

Dựa theo phạm vi lãnh thổ của các đối tượng tham gia vào thương vụ nhượng quyền, hoạt động nhượng quyền thương mại được chia thành 3 hình thức sau đây:

  • Hình thức nhượng quyền thương mại trong nước: Là hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra giữa 2 thương nhân tại Việt Nam;
  • Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài: Là hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra giữa bên nhượng quyền là thương nhân tại Việt Nam và bên nhận quyền là thương nhân ở nước ngoài;
  • Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam: Là hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra giữa bên nhượng quyền là thương nhân ở nước ngoài và bên nhận quyền là thương nhân Việt Nam.

Không đăng ký nhượng quyền thương mại xử lý thế nào?

Theo khoản 3 và khoản 6 Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
  • Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định;
  • Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định.

Theo đó, hành vi không đăng ký nhượng quyền thương mại có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.

Các thương vụ nhượng quyền thương mại nổi tiếng tại Việt Nam

Cà phê Trung Nguyên

Khi nhắc đến thương vụ nhượng quyền thương mại nổi tiếng, thì không thể không kể đến thương hiệu Cà phê Trung Nguyên, đây là một trong những công ty đầu tiên của Việt Nam áp dụng thành công mô hình nhượng quyền thương mại.

Loại cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên chính thức ra đời tại Buôn Mê Thuột vào năm 1996. Để giới thiệu và quảng bá thương hiệu của mình tới đa dạng tệp khách hàng, Trung Nguyên quyết định “bán” lại quyền sử dụng tên cùng với sản phẩm và quy trình của mình. Bước đi đầu tiên của thương hiệu là đánh vào Thành phố Hồ Chí Minh – một thị trường lớn và khó tính của Việt Nam.

Tuy nhiên trong thời gian đầu, khi vẫn còn là “lính mới” trong ngành, Trung Nguyên chưa nhận được sự quan tâm của nhiều người. Nhưng chỉ sau khoảng 4 đến 5 tháng, với sự yêu thích của người tiêu dùng với nhãn hàng, không chỉ các nhà kinh doanh của Sài Gòn mà còn có không ít đối tác tại Hà Nội quyết định xuống tiền để “thuê” lại thương hiệu.

Nhờ những tác động tích cực của hoạt động chuyển nhượng thương mại mang lại, sản phẩm cà phê của Trung Nguyên đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Cùng với đó, thương hiệu cũng sở hữu thị trường tiêu thụ lan rộng từ trong nước tới nước ngoài. Đến nay, thương hiệu Trung Nguyên đã có hơn 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và hơn 50 Quốc gia trên thế giới.

Phở 24

Sau thành công của Cà phê Trung Nguyên, thương hiệu tiếp theo ghi lại dấu ấn lớn trên bản đồ nhượng quyền thương mại của nền kinh tế Việt Nam là Phở 24. Thương hiệu này được biết đến là một chuỗi cửa hàng phở Việt Nam thuộc một Tập đoàn thực phẩm lớn nhất cả nước – Nam An Group.

Tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003, cửa hàng đầu tiên mang tên Phở 24 đã đi vào vận hành. Trong sự nỗ lực phát triển doanh nghiệp của mình, Nam An Group đã lựa chọn đi theo hình thức nhượng quyền thương mại để tiết kiệm vốn đầu tư cũng như chi phí nhân công.

Với định hướng đó, đến năm 2009, đã có gần 80 cửa hàng Phở 24 có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu… Ngoài ra, thương hiệu cũng đã hiện diện tại một số quốc gia khác như: Philippines, Hàn Quốc, Úc, Indonesia. Năm 2012, Phở 24 đã đạt khoảng 200 cửa hàng thông qua những hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Phương thức hoạt động này đã mang lại nhiều lợi ích khi Phở 24 không cần mất vốn đầu tư mà vẫn có một hệ thống các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, những chi nhánh đã “mượn” tên của thương hiệu cũng có thể tiếp đà phát triển dựa trên nền tảng danh tiếng có sẵn.

Trà sữa TocoToco

Nhắc đến F&B tị Việt Nam sẽ là một thiết sót lớn nếu không nhắc đến thương vụ nhượng quyền thương mại trà sữa TocoToco, một trong những cánh tay đưa ngành kinh doanh giải khát Việt Nam vươn ra xã toàn thế giới.

TocoToco ra đời vào năm 2013 bởi Công ty cổ phần TMDV Taco Việt Nam, với một cửa hàng đầu tiên tại phố Bạch Mai, Hà Nội. Năm 2014, với mô hình nhượng quyền, thương hiệu mở rộng hệ thống lên đến 13 điểm bán. Năm 2016, TocoToco chính thức đặt chân đến TP.HCM, với kỳ vọng trở thành hãng trà sữa hàng đầu Việt Nam.

Sau 5 năm phát triển, vào 2018, TocoToco vượt ra khỏi biên giới quốc gia, mở chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại San Jose, Mỹ. Để làm được điều này, thương hiệu đã trải qua rất nhiều lần kiểm định chất lượng vô cùng nghiêm ngặt, đảm bảo cả về nguyên liệu lẫn quy trình sản xuất.

Đến nay, công ty đã xây dựng hệ thống gần 500 cửa hàng nhượng quyền TocoToco phủ khắp cả nước và trở thành cái tên không thể bỏ qua với những người yêu thích trà sữa.

Năm 2021, TocoToco là thương hiệu nằm trong top 10 “Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương”. Năm 2022, TocoToco trở thành thương hiệu số 1 Việt Nam, được bình chọn và đánh giá bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nghiệp Châu Á. Năm 2024, TocoToco đặt mục tiêu mở rộng đến 1000 cửa hàng nhượng quyền và tiếp tục giữ vững vị thế trên thị trường F&B.

Một số thương hiệu nhượng quyền thương mại vào Việt Nam

  • KFC

KFC là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Mỹ chuyên cung cấp các loại gà rán. KFC chiếm vị trí hạng hai thế giới sau McDonald’s. Với hơn 20.000 cửa hàng nhượng quyền, tại hơn 120 quốc gia khác nhau và chiếm 50% thị trường fast Food. Với chi phí nhượng quyền thương hiệu dao động từ 1,3 triệu – 2,5 triệu USD.

Cuối năm 1997, KFC xuất hiện và khai trương lần đầu tiên tại Hồ Chí Minh. Hiện tại, chuỗi KFC đã có tới 153 cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam và có mặt hơn 36 tỉnh thành phố lớn khắp cả nước.

  • Lottetia

Lotteria là một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh thuộc tập đoàn Lotte Hàn Quốc. Thương hiệu đứng số 1 Brand Power liên tiếp 7 năm liền. Sở hữu lên đến 210 chuỗi cửa hàng tại hơn 30 tỉnh thành phố lớn ở Việt Nam. Mặc dù đến sau, nhưng Lotteria được xem là thương hiệu Fast Food đang nhanh chóng lên dẫn đầu thị trường. Năm 2014 bắt đầu nhượng quyền cho thương hiệu với chi phí dao động từ 250.000 USD.

  • Jollibee

Jollibee là tập đoàn chuyên kinh doanh về mảng thức ăn nhanh lớn nhất châu Á. Sở hữu lên tới 12 thương hiệu và hơn 3000 cửa hàng nhượng quyền trên thế giới và riêng Jollibee là 900. Du nhập vào Việt Nam vào năm 2005 và đến hiện tại đã có hơn 100 cửa hàng nhượng quyền thức ăn nhanh tại Việt Nam. Với chi phí nhượng quyền dao động từ 250.000 – 300.000 USD.

Trên đây là toàn bộ thông tin quy định về Các thương vụ nhượng quyền thương mại nổi tiếng tại Việt Nam. Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về nhượng quyền thương mại vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO