Các vấn đề pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam

Với các công nghệ mang tính đột phá, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý mới, trong đó có vấn đề tiền ảo  (hay còn gọi là tiền mã hóa – crypto currency). Tiền ảo đã xuất hiện tại Việt Nam một thời gian khá dài và các hoạt động về đầu tư, giao dịch đối với loại tiền không do Chính phủ phát hành này ngày càng phổ biến nhưng ở Việt Nam vẫn thiếu khung pháp lý, đây là lý do dẫn đến nhiều hệ lụy, tiêu cực liên quan đến loại tiền này. Sau đây, Luật Việt An sẽ phân tích các vấn đề pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam.

Pháp luật chưa công nhận tiền ảo là một loại tài sản

Pháp luật chưa công nhận tiền ảo là một loại tài sản

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa về tiền ảo. Có thể hiểu:

  • Tiền ảo là biểu hiện kỹ thuật số của giá trị có thể có trong giao dịch kỹ thuật số và có các chức năng là phương tiện trao đổi; là một đơn vị kế toán, lưu trữ giá trị, nhưng không phải là tiền pháp định tại một quốc gia nào. 
  • Tiền ảo không được phát hành, không được bảo đảm của pháp luật của quốc gia nào. Các chức năng của tiền ảo chỉ được thực hiện theo ý chí thỏa thuận của các chủ thể trong cộng đồng, những người sử dụng tiền ảo trong giao dịch.

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, cụ thể:

  • Vật: có nghĩa là những gì tồn tại trong không gian và thời gian. Tuy nhiên không phải vật nào cũng chỉ là tài sản khi nó trở thành đối tượng của các quan hệ dân sự. Những vật như không khí, mặt trăng, mặt trời… con người không thể chiếm hữu thì không gọi là tài sản.
  • Tiền: được coi là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa hay dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ và tiền khác với thu nhập và của cải. Tại Việt Nam, đơn vị tiền hợp pháp là “Đồng”. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Giấy tờ có giá: Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN, giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác.
  • Quyền tài sản: Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Như vậy có thể thấy, tiền ảo không được coi là tiền hay tài sản được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ.

Tiền ảo cũng không được coi là ngoại hối, vì trong điểm a khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, tiền ảo không được liệt kê ở điểm này.

Quy định về quản lý các hoạt động sử dụng, mua bán, đầu tư, giao dịch tiền ảo

Quy định về quản lý các hoạt động sử dụng, mua bán, đầu tư, giao dịch tiền ảo

Theo Khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là phương tiện do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phát hành và được khách hàng sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán, bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, ví điện tử và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Khoản 11 Điều 3, khoản 6 Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP, việc sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp, trong đó có tiền ảo là hành vi bị cấm. 

  • Như vậy, thì tiền ảo là phương thức thanh toán không được chấp nhận tại Việt Nam. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng tiền ảo như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
  • Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cấm đầu tư kinh doanh ngành nghề liên quan đến tiền ảo. Tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 quy định 08 ngành nghề kinh doanh cấm đầu tư được liệt kê, trong đó không có ngành nghề nào có liên quan tới tiền ảo. Lợi dụng vào điều này, nhiều sàn giao dịch tiền ảo được mở ra, nhiều người đã tham gia vào đầu tư, giao dịch mua bán tại các sàn này.

Quy định về phòng, chống rửa tiền qua đầu tư, giao dịch tiền ảo

  • Theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. 
  • Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 đã đưa ra các biện pháp phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền và các điều khoản thi hành. 
  • Mặc dù tiền ảo chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ, tuy nhiên, các hành vi rửa tiền thông qua các giao dịch liên quan đến tiền ảo đều thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật này. Tuy vậy, việc xử lý vẫn còn khá lúng túng do tiền ảo là một loại hình khó kiểm soát và quản lý.

Quy định quản lý thuế đối với tiền ảo

Trong thời gian vừa qua, sự biến động không ngừng về giá trị các đồng tiền ảo, đặc biệt là đồng Bitcoin đã khiến cho nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền ảo có được những khoản lợi nhuận lớn. 

  • Về phương diện pháp lý, các hoạt động này phải chịu thuế. 
  • Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động kinh doanh tiền ảo và các hoạt động khác liên quan đến tiền ảo nhằm mục đích sinh lợi không chịu sự điều chỉnh của các luật về thuế ở Việt Nam. 
  • Điều này xuất phát từ nguyên nhân Việt Nam chưa có khung pháp luật về tiền ảo, tiền ảo không được coi là tài sản trong Bộ luật Dân sự và không được coi là hàng hoá theo quy định của pháp luật thương mại. 
  • Do đó, bản thân các đồng tiền ảo và các hoạt động kinh doanh tiền ảo không làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể có liên quan.

Cập nhật thông tin Bộ Tài chính đệ trình Nghị quyết về tiền ảo

Các vấn đề pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam thực sự là vấn đề rất phức tạp và mới không chỉ đối với Việt Nam. Thực tiễn gần đây cho thấy nhiều vụ lừa đảo diễn ra trên các sàn giao dịch tiền ảo phi chính thức.

Chính vì thực tiễn đặt ra như vậy nên lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo một cách khẩn trương việc nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này ở Việt Nam nhằm giúp các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư ở Việt Nam có nơi để giao dịch, đầu tư, mua bán và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trên thị trường này.

  • Tại Công điện số 22/CĐ-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tài sản mã hóa, báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 13/3/2025.
  • Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan, phối hợp với các cơ quan, tổ chức sớm xây dựng quy định pháp quy, pháp luật cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức Việt Nam có thể phát hành tài sản này của mình để huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức đó.

Trên đây là cập nhật các vấn đề pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO