Cách nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu trực tiếp

Khi quyết định chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, việc thực hiện đúng quy trình pháp luật thì nộp hồ sơ là rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Theo pháp luật hiện hành nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu có nhiều cách khác nhau, một trong số đó là nộp trực tiếp. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn loay hoay trong các khâu nộp hồ sơ cũng như nộp hồ sơ này. Trong bài dưới đây, Luật Việt An sẽ chia sẻ những vấn đề pháp lý liên quan để quý khách có thể tìm hiểu cũng như nắm rõ hơn về cách nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu trực tiếp.

Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về chuyển nhượng nhãn hiệu là gì. Tuy nhiên có thể hiểu, chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu ban đầu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho chủ sở hữu mới. Đây là một thỏa thuận phổ biến được nhiều tổ chức và cá nhân thực hiện. Việc chuyển nhượng phải được thực hiện bằng hợp đồng chuyển nhượng.

Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu

Căn cứ theo Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022 quy định về điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu (quyền sở hữu công nghiệp) trong phạm vi được bảo hộ;
  • Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về nguồn gốc, tên thương mại, đặc tính của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
  • Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ (Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)
  • Trường hợp bên chuyển nhượng nhãn hiệu có tên thương mại trùng với nhãn hiệu chuyển nhượng thì phải thực hiện thay đổi tên thương mại trước khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu để tránh xung đột quyền với bên nhận chuyển nhượng.

Nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu bằng những cách nào?

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ bằng 1 trong  3 hình thức sau:

Cách 1: Nộp trực tuyến

Có thể nộp hồ sơ trực tuyến đến Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Điều kiện để nộp đơn trực tuyến là người nộp đơn phải có chứng thư số và chữ kỹ số hoặc tài khoản đăng ký trên Hệ thống tiếp nhận đơn rực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Cách 2: Nộp trực tiếp

Từng khu vực sẽ nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu qua 3 địa chỉ như sau:

  • Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: Số 384-386 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội;
  • Văn phòng Miền Trung – Tây Nguyên: Số 135 Minh Mạng, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng;
  • Văn phòng Miền Nam: Số 17-19 Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Cách 3: Nộp qua đường bưu điện

Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó.

Một số điểm khác nhau giữa nộp trực tiếp và nộp trực tuyến

Người nộp đơn:

Đối với hình thức nộp trực tiếp: Người nộp đơn có thể là người đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc bên được ủy quyền nộp đơn chuyển nhượng nhãn hiệu

Đối với hình thức nộp trực tuyến: Điều kiện kiên quyết để nộp đơn là người ộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Vì vậy có thể thấy tuy hình thức nộp trực tuyến giúp người nộp thuận tiện về việc đi lại khi chỉ cần đăng nhập tài khoản để nộp nhưng không phải ai cũng có thể nộp được.

Trình tự nộp đơn có những điểm khác nhau

Đối với hình thức nộp trực tiếp: Người nộp đơn sẽ đem hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoàn thành các thủ tục như rà soát, tiếp nhận, đóng phí và sẽ nhận được Giấy biên nhận (trong trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu)

Đối với hình thức nộp trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc việc khai báo và gửi hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu bằng bản mềm qua trang của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau đó hệ thống sẽ tiếp nhận và gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời gian 01 tháng, người nộp hồ sơ phải mang theo Phiếu tiếp nhận cùng tài liệu kèm theo (nếu có) đến điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ để nộp phí, lệ phí theo quy định.

Như vậy, có thể thấy tuy người nộp đơn có thể cắt bỏ được nhiều thời gian đi nộp nếu chọn hình thức nộp đơn là trực tuyế, tuy nhiên vẫn cần phải đem theo phiếu nhận đến cơ quan nhà nước để nộp phí, lệ phí.

Một số lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu

  • Kiểm tra tính khả dụng của nhãn hiệu: Cần kiểm tra xem nhãn hiệu có đang bị tranh chấp hay không và xác định tính hợp lệ của nhãn hiệu đối với các loại hàng hóa/dịch vụ cụ thể mà nhãn hiệu đăng ký bảo hộ.
  • Tuân thủ các quy định về thuế: Việc chuyển nhượng nhãn hiệu có thể liên quan đến các loại thuế như thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, và thuế thu nhập doanh nghiệp. Các bên cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thuế và thực hiện các thủ tục liên quan đúng hạn.
  • Lưu giữ tài liệu và văn bản liên quan: Các bên tham gia chuyển nhượng nhãn hiệu nêu lưu ý điều này, đặc biệt là bản gốc hợp đồng. Bởi đây là việc Lưu giữ tài liệu và bản gốc hợp đồng: Việc lưu giữ tài liệu và bản gốc hợp đồng chuyển nhượng là cực kỳ quan trọng để bảo vệ quyền lợi và có thể là cơ sở để xác nhận các giao dịch pháp lý trong tương lai.

Cách nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu trực tiếp

Cách nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu trực tiếp

Bước 1: Kí kết hợp đồng chuyển nhượng

Các bên sẽ thỏa thuận với nhau về việc ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu trước khi soạn và ký kết hợp động

Hợp đồng chuyển nhượng phải bao gồm các nội dung được quy định về hình thức và cả nội dung. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận thêm với nhau về các điều khoản khác như thẩm quyền giải quyết tranh chấp, thời hạn nhận chuyển nhượng,…

Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu

Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký chuyển nhượng theo mẫu
  • Hợp đồng chuyển nhượng
  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
  • Văn bản đồng ý của các cá nhân hoặc tổ chức đồng sở hữu nhãn hiệu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu (nếu có)
  • Giấy ủy quyền

Nộp trực tiếp đến Cục Sở hữ trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng Miền Trung- Tây Nguyên, Văn phòng Miền Nam.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ

Sau khi nhận hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu của cá nhân/ tổ chức, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo Sở hữu công nghiệp
  • Trường hợp hồ sơ sai sót cần bổ sung. Cơ quan có thẩm quyền đưa ra thông báo dự định từ chối đăng ký chuyển nhượng và nêu lý do. Người nộp hồ sơ sửa đổi bổ sung hồ sơ trong vòng 2 tháng kể từ ngày nhận thông báo. Nếu sau 2 tháng vẫn chưa nộp bổ sung hoặc chỉnh sửa không đạt yêu cầu, Cục sẽ đưa ra quyết định từ chối đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu.

Bước 4: Nhận kết quả

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Giấy chứng nhận trong đó sẽ ghi thông tin của chủ sở hữu mới vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của chủ sở hữu mới

Lưu ý: Theo quy định cua pháp luật, thời gian đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu là từ 02 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lên Cục sở hữu trí tuệ (không bao gồm thời gian sửa chữa hồ sơ). Tuy nhiên trên thực tế thời gian có thể kéo dài phụ thuộc vào thời gian làm việc của Cục Sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về cách nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu trực tiếp. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO