Chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện

Khi doanh nghiệp quyết định mở rông kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức sau như thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện, thành lập địa điểm kinh doanh, tất cả các hình thức nêu trên đều là đơn vị phụ thuộc và công ty mẹ và thức hiện các chức hay một số chức năng của công ty mẹ giao nhiệm vụ. Mỗi loại hình đơn vị phụ thuộc đều có những điểm ưu việt và có những quy định pháp lý riêng. Để hiểu chi tiết những quy đinh pháp lý về các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, Công ty tư vấn luật Luật Việt An xin nêu Điều 40, Điều 44, Điều 45 Luật doanh nghiệp 2020 dưới đây.

Thành lập chi nhánh công ty

CÔNG TY LUẬT VIỆT AN THỰC HIỆN DỊCH VỤ THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY

Cơ sở pháp lý – Luật doanh nghiệp 2020

Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

  1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
  3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Điều 45. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh

  1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
  2. Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
    1. Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
    2. Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
  3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
  4. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
  5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
  6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 40. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

  1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
  3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Những câu hỏi pháp lý phổ biến liên quan đến chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Luật sư tư vấn luật Việt An hay cho biết : Những sự khác nhau giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh?

Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương thức mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Nhiều khách hàng có thắc mắc không biết lựa chọn hình thức nào và sự khác nhau giữa các hình thức trên. Trong bài viết này, Công ty luật Việt An so sánh sự khác nhau giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh để quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn loại hình phù hợp – Chi tiết : Sự khác nhau giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

Luật sư Công ty Luật Việt An cho biết : Sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện ?

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như địa bàn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần thêm những cơ sở khác ngoài phạm vi trụ sở do đó mở thêm địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện là lựa chọn đúng đắn.  Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức giữa địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện cần phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động của công ty. Để giúp Doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp, tại bài viết này, Luật Việt An so sánh điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh – Chi tiết: Địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện khác nhau như thế nào.

Luật sư Công ty tư vấn pháp luật Việt An cho biết sự những ưu việt của mỗi loại hình đơn vị phụ thuộc chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh?

Nhằm giúp Quý khách hàng thấy được các đặc điểm, yêu cầu để lựa chọn được đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp phù hợp: thành lập chi nhánh hay thành lập văn phòng đại diện hoặc thành lập địa điểm kinh doanh, Luật Việt An xây dựng bảng so sánh dựa trên các tiêu chí cụ thể như sau: Chi tiết – So sánh chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

Luật sư Công ty Luật Việt An cho biết cách đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh? 

Việc mở thêm địa điểm kinh doanh hay đơn vị phụ thuộc là hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đặt tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cần tuân theo quy định của pháp luật: Chi tiết – Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

 

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Luật doanh nghiệp 2020

    Luật doanh nghiệp 2020

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Zalo, Viber, Whatsapp)
    hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat

    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO