Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh

Khi doanh nghiệp phát triển sau một thời gian kinh doanh và có mong muốn mở rộng thị trường của mình, thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện là một trong những cách thức mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. Tuy nhiên, so với văn phòng đại diện, chi nhánh có ưu điểm là cho phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động buôn bán trong phạm vi do chính doanh nghiệp ủy quyền (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) và có thể hoạch toán kế toán độc lập với doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu khái quát trình tự thủ tục cần thực hiện khi doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 (đối với thương nhân Việt Nam) và Luật thương mại 2005 cùng văn bản hướng dẫn Nghị định số 07/2016/NĐ-CP (đối với thương nhân nước ngoài).

Đối với thương nhân Việt Nam: Thủ tục được thực hiện thông qua Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp muốn đặt chi nhánh.

Hồ sơ thành lập chi nhánh cần chuẩn bị:

  • Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật kí)
  • Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, của các thành viên công ty hợp doanh)
  • Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này)
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
  • Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
    • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
    • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
  • Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu
  • Giầy tờ ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục (do pháp luật quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành thủ tục này).

Thủ tục thực hiện:

Doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện thủ tục trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc online qua website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  • Đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh:
    • Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên
    • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi muốn thành lập chi nhánh
  • Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh đưa ra kết quả thủ tục:
    • Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa hợp lệ;
    • Giầy chứng nhận đăng ký hoạt động nếu hồ sơ hợp lệ.
    • Lệ phí: 100.000/ lần
  • Nếu doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục online thì tham khảo hướng dẫn tại website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý:

  • Khi đặt trụ sở chi nhánh ở tỉnh/thành phố khác nơi đặt trụ sở chính, cần nghiên cứu những quy định pháp luật có liên quan về ngành, nghề được phép kinh doanh tại nơi đặt trụ sở chi nhánh do không phải tất cả các ngành nghề doanh nghiệp đăng ký đều cho phép thực hiện.

Đối với thương nhân nước ngoài: Thủ tục được thực hiện thông qua Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp muốn đặt chi nhánh.

Điệu kiện thành lập chi nhánh:

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
  • Thương nhân nước ngoài hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký;
  • Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ Chi nhánh thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị cấp phép thành lập chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương (do đại có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký)
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương
  • Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất
  • Bản sao điều lệ hoạt động của chi nhánh
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh (hợp đồng thuê trụ sở, thỏa thuận khác về thuê, cho khai thác địa điểm…)

Trình tự thủ tục:

  • Thương nhân nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp cho Sở Công Thương tỉnh/thành phố nơi dự định đặt trụ sở.
  • Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ và xử lý.
  • Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở Công Thương ra thông báo sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
  • Sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương cấp Giấy phép hoặc không cấp Giấy phép và phải nêu rõ nguyên nhân.
  • Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định này và trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Lưu ý:

  • Đối với các chi nhánh doanh nghiệp nằm trong khu kinh tế, khu công nghiệp thì do hồ sơ sẽ được nhận và xử lý bởi Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp đó.
  • Sau khi được cấp phép, chi nhánh cần phải thực hiện việc thông báo hoạt động, chính thức đi vào hoạt động như thông tin đã cung cấp cho Sở Công Thương.
  • Các quy định trên không áp dụng đối với chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam.
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO