Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh và toàn cầu hóa, việc bảo hộ thương hiệu đã trở thành một yếu tố then chốt cho sự thành công của doanh nghiệp. Một trong những vấn đề quan trọng trong việc bảo hộ thương hiệu đó là chi phí bảo hộ. Ngày 16/10/2023, Bộ Tài chính ban hành thông tư 63/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư quy định về phí, lệ phí của bộ trưởng bộ tài chính nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Trong đó điều 3 của thông tư này có quy định về việc sửa đổi Thông tư 263/2016/TT-BTC về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách những vấn đề pháp lý liên quan đến chi phí bảo hộ thương hiệu 2025
Chi phí bảo hộ thương hiệu năm 2025
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 63/2023/TT-BTC quy định về việc sửa đổi bổ sung Điều 4 Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Cụ thể:
Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp đơn, hồ sơ yêu cầu thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (gồm nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; cấp Văn bằng bảo hộ, cấp chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp) theo hình thức trực tuyến:
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, áp dụng mức thu lệ phí bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu lệ phí quy định tại biểu mẫu kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí quy định tại biểu mẫu kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC.
Như vậy chi phí bảo hộ thương hiệu năm 2025 như sau:
STT
Tên phí
Mức phí (đồng)
Lệ phí nộp đơn
150.000
Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn)
120.000
Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ
120.000
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp
120.000
Lệ phí duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích/gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp (đối với sáng chế/giải pháp hữu ích (mỗi năm) cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ; đối với nhãn hiệu (10 năm) cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ; đối với kiểu dáng công nghiệp (5 năm) cho mỗi phương án của từng sản phẩm)
100.000
Lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực muộn (cho mỗi tháng nộp muộn)
10% lệ phí duy trì/gia hạn
Lệ phí yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ
50.000
Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
200.000
Lệ phí công bố quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; Quyết định xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, Quyết định ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp)
150.000
Lệ phí đăng bạ Quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, (bao gồm cả sửa đổi thông tin); Quyết định xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, Quyết định ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp)
150.000
Các phí liên quan
Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu (mỗi văn bằng bảo hộ)
230.000
Phí thẩm định yêu cầu gia hạn, duy trì, sửa đổi văn bằng bảo hộ; gia hạn, chấm dứt trước thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (mỗi văn bằng bảo hộ); ghi nhận thay đổi thông tin sở hữu nhãn hiệu liên quan đến nhãn hiệu vào Sổ đăng ký Quốc gia; sửa đổi Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, gồm: Sửa đổi phạm vi chuyển giao, sửa đổi kéo dài thời hạn (mỗi văn bằng bảo hộ liên quan đến nội dung sửa đổi) và sửa đổi khác (mỗi Giấy chứng nhận chuyển giao quyền sử dụng)
160.000
Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ)
180.000
Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ)
390.000
Phí thẩm định hồ sơ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn) đối với nhãn hiệu
300.000
Phí phúc tra kết quả kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn) đối với nhãn hiệu
150.000
Phí thẩm định Hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, Giấy chứng nhận Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, Hồ sơ yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp) đối với nhãn hiệu
250.000
Nhận xét:
Thông tư 63/2023/TT-BTC quy định về phí, lệ phí của Bộ Tài chính nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến với mức áp dụng giảm phí 50% cho một số phí, loại phí.
Quy định ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công của các cơ quan Nhà nước, đồng thời, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hướng tới phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và phù hợp với chiến lược cải cách thủ tục hành chính công trong giai đoạn hiện nay.
Có thể thấy, Nhờ chính sách này, các doanh nghiệp, đặc biệt là cơ quan nhà nước sẽ giảm bớt đáng kể gánh nặng giấy tờ hồ sơ khi doanh nghiệp, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp khi đăng ký bảo hộ sản phẩm, dịch vụ của mình.
Việc giảm phí không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy tinh thần sáng tạo và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Với chi phí bảo hộ thương hiệu thấp hơn, nhiều doanh nghiệp sẽ có động lực hơn để đăng ký bảo hộ bằng phương thức trực tiếp, qua đó góp phần xây dựng và phát triển một nền kinh tế sáng tạo và cạnh tranh.
Quy định về thu phí, lệ phí bảo hộ thương hiệu
Người nộp đơn có thể nộp phí, lệ phí thông qua các hình thức sau:
Nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Nộp qua dịch vụ bưu chính;
Nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN việc thu phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu quy định như sau:
Khi tiếp nhận đơn hoặc yêu cầu tiến hành các thủ tục có quy định thu phí, lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu người nộp đơn nộp phí, lệ phí theo quy định (lập phiếu báo thu cho người nộp đơn);
Khi thu phí, lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ lập biên lai thu phí, lệ phí làm chứng từ nộp phí, lệ phí có ghi rõ các khoản và mức phí, lệ phí đã thu, lưu vào hồ sơ đơn để phục vụ việc thẩm định hình thức đơn;
Trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ, việc thu phí, lệ phí được xác định thông qua bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí trong đơn.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về chi phí bảo hộ thương hiệu năm 2025. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp lý liên quan về sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.