Chống lại hành vi lấy cắp logo trên Internet

Xâm phạm sở hữu trí tuệ trên Internet là hành vi vi phạm phổ biến, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp sở hữu logo, đặc biệt trong thời đại internet phát triển bùng nổ. Tại Việt Nam hiện nay, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phức tạp, đặc biệt là trên môi trường số. Bài viết dưới đây của Luật Việt An sẽ giúp khách hàng biết thêm các thông tin để chống lại hành vi lấy cắp logo trên Internet trên cơ sở Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.

Thực trạng lấy cắp logo trên Internet

Xu hướng xâm phạm bản quyền trên không gian mạng gia tăng về số lượng, tính chất cũng như mức độ, nhất là trong tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, chương trình truyền hình, thể thao…có không ít trường hợp đối tượng tái phạm nhiều lần bằng cách tạo tài khoản trực tuyến khác.

Đầu năm 2019, một doanh nghiệp kinh doanh thuốc đông y đã tạo các phóng sự về sản phẩm của họ và chèn logo của Đài truyền hình Việt Nam VTV để lừa dối niềm tin người tiêu dùng. Sau khi bị phát hiện, đơn vị này đã phải đứng ra xin lỗi và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đây là một trường hợp vi phạm bản quyền logo khá điển hình mà các doanh nghiệp nên tránh.

Ảnh hưởng của hành vi lấy cắp logo trên Internet

Hành vi lấy cắp logo trên internet ngày càng trở nên phổ biến, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp sở hữu logo.

Ảnh hưởng của hành vi lấy cắp logo trên Internet

Ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu

  • Logo là một phần quan trọng trong nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Khi logo bị lấy cắp và sử dụng trái phép, uy tín thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Khách hàng có thể nhầm lẫn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bị lấy cắp logo với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sở hữu logo chính thức.
  • Doanh nghiệp có thể mất đi lòng tin của khách hàng và đối tác, dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận.

Gây thiệt hại về tài chính

  • Doanh nghiệp sở hữu logo có thể phải chịu thiệt hại về tài chính do việc mất đi khách hàng và đối tác.
  • Doanh nghiệp cũng có thể phải chi trả chi phí cho các hoạt động chống lại hành vi lấy cắp logo, bao gồm chi phí luật sư, chi phí giám sát, chi phí xử lý vi phạm,…

Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

  • Logo là một tài sản trí tuệ được pháp luật bảo hộ. Việc lấy cắp logo là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp sở hữu logo.
  • Doanh nghiệp sở hữu logo có thể khởi kiện vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại đối với chủ thể vi phạm.

Quy định của pháp luật đối với hành vi lấy cắp logo

Logo được hiểu là một biểu trưng, biểu tượng được thể hiện bởi tập hợp những ký tự, hình ảnh và màu sắc nhằm tạo nên một dấu hiệu. Hành vi lấy cắp logo trên Internet có thể được thể hiện dưới nhiều dạng như sao chép, sửa đổi logo gây hiểu lầm với người tiêu dùng…

Logo có thể được bảo hộ dưới dạng các đối tượng SHTT bao gồm: quyền tác giả, nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại,..

Căn cứ quy định tại Điều 126, Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, những hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với logo như sau:

Đối với bản quyền (quyền tác giả)

  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm logo;
  • Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao logo dưới dạng hữu hình.
  • Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với logo.

Lưu ý, điều kiện cấu thành hành vi xâm phạm quyền tác giả theo Điều 64 Nghị định 17/2023/NĐ-CP bao gồm:

  • Logo đang được bảo hộ quyền tác giả.
  • Có yếu tố xâm phạm logo.
  • Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền tác giả.
  • Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam hoặc xảy ra trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet mà người tiêu dùng hoặc người khai thác, sử dụng nội dung thông tin số tại Việt Nam.

Đối với nhãn hiệu

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

Hành vi ăn cắp logo được coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 72 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Logo đã được được bảo hộ nhãn hiệu
  • Có yếu tố xâm phạm logo trong đối tượng bị xem xét
  • Chủ thể hành vi không phải là chủ thể có quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ
  • Hành vi xảy ra tại Việt Nam hoặc hướng đến người dùng ở Việt Nam.

Hành vi ăn cắp logo được coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Đối với chỉ dẫn thương mại

Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

Việc xác định cấu thành hành vi xâm phạm quyền chỉ dẫn thương mại tương tự như hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã phân tích trên.

Phương án chống lại hành vi lấy cắp logo trên Internet

Để phòng ngừa hành vi vi phạm lấy cắp logo trên Internet, khách hàng có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

Phương án chống lại hành vi lấy cắp logo trên Internet

Đăng ký bảo hộ logo độc quyền

  • Đăng ký bản hộ logolà biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ logo khỏi bị lấy cắp. Khi logo được đăng ký bản quyền, doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của mình.
  • Logo có thể được đăng ký dưới dạng quyền tác giả hoặc nhãn hiệu. Theo đó, đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký đến Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ xác lập quyền. Mặc dù quyền tác giả được bảo hộ tự động, nhưng chủ sở hữu cũng cần đăng ký để có cơ sở chứng minh quyền của mình.
  • Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ ưu việt hơn lắm bảo hộ thương hiệu được đề cập trong logo hơn so với bảo hộ dưới dạng quyền tác giả (chỉ bảo hộ mặt hình thức).

Sử dụng logo có dấu hiệu nhận diện thương hiệu

  • Doanh nghiệp nên sử dụng logo có dấu hiệu nhận diện thương hiệu rõ ràng, dễ phân biệt với các logo khác. Dấu hiệu nhận diện thương hiệu có thể bao gồm tên thương hiệu, khẩu hiệu, màu sắc, kiểu chữ,…
  • Việc sử dụng logo có dấu hiệu nhận diện thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp và tránh nhầm lẫn với các thương hiệu khác.

Sử dụng hình ảnh logo có độ phân giải thấp

Khi sử dụng logo trên website hoặc các ấn phẩm khác, doanh nghiệp nên sử dụng hình ảnh logo có độ phân giải thấp. Việc này sẽ khiến cho việc lấy cắp logo và sử dụng cho mục đích thương mại trở nên khó khăn hơn.

Đánh dấu logo bằng chữ ký số

Doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để đánh dấu logo của mình. Chữ ký số sẽ giúp xác thực quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với logo và giúp phát hiện các trường hợp logo bị sử dụng trái phép từ đó có các biện pháp kịp thời chống lại hành vi lấy cắp logo này.

Theo dõi và giám sát việc sử dụng logo

  • Doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi và giám sát việc sử dụng logo của mình trên internet và các phương tiện truyền thông khác.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ chuyên dụng để theo dõi việc sử dụng logo và nhận thông báo khi logo của mình bị sử dụng trái phép.

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ logo

  • Doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên về tầm quan trọng của việc bảo vệ logo và hướng dẫn họ cách xử lý các trường hợp vi phạm.
  • Doanh nghiệp cũng nên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về luật sở hữu trí tuệ và tầm quan trọng của việc bảo vệ logo.

Làm thế nào để chứng minh quyền của chủ sở hữu khi xử lý hành vi lấy cắp logo?

Đối với quyền tác giả

Quyền tác giả được xác lập từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phụ thuộc vào việc đăng ký.

Căn cứ Điều 65 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, căn cứ chứng minh quyền tác giả bao gồm:

  • Đối với quyền tác giả đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, chứng cứ chứng minh bao gồm:
    • Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và các tài liệu kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đó.
    • Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan hoặc chứng thực bản quyền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Đối với quyền tác giả không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì các quyền này được xác định theo giả định về quyền tác giả, bao gồm:
    • Bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa có nêu tên chủ thể quyền.
    • Các tài liệu khác chứng minh việc tạo ra, công bố, biểu diễn, phân phối, phát sóng, truyền đạt các đối tượng nêu trên và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).

Đối với nhãn hiệu

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
  • Việc chứng minh quyền đối với nhãn hiệu được thể hiện trên:
    • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đang còn thời hạn bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy xác nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó.
    • Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng đó cấp.

Đối với chỉ dẫn thương mại

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không phải đăng ký.
  • Việc chứng minh quyền được xác định dựa trên tài liệu chứng minh việc sử dụng hợp pháp tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh sử dụng tên thương mại và quá trình sử dụng tên thương mại.

Xử lý hành vi lấy cắp logo trên Internet

Các biện pháp xử lý

Theo Điều 71 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP, tùy theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự:

  • Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
  • Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
  • Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Xử lý hàng hóa xâm phạm quyền tác giả

Theo Điều 82 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, đối với hàng hóa sao chép lậu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó thì cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm áp dụng một trong các biện pháp sau đây:

  • Phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Điều 83 của Nghị định 17/2023/NĐ-CP
  • Tiêu hủy theo quy định tại Điều 84 của Nghị định 17/2023/NĐ-CP;
  • Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý hành vi xâm phạm áp dụng biện pháp buộc loại bỏ yếu tố xâm phạm

Xử lý hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu, tên thương mại

Theo Điều 96 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, tên thương mại, cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm áp dụng một trong các biện pháp sau đây:

  • Phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Điều 97 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
  • Tiêu hủy theo quy định tại Điều 98 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
  • Buộc chủ hàng, người vận chuyển, người tàng trữ loại bỏ các yếu tố xâm phạm và đưa ra khỏi lãnh thổ đối với hàng hóa quá cảnh là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về chống lại hành vi lấy cắp logo trên Internet. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền logo độc quyền xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO