Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho các phương tiện vận chuyển và nâng hạ
Phương tiện vận chuyển là những phương tiện chuyên dùng trong vận chuyển người, động vật và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng đường bộ, đường hàng không hay đường thủy. Phương tiện nâng hạ là phương tiện nhằm đảm bảo hàng hóa của bạn được an toàn trong suốt quá trình vận chuyển và giảm thiểu các rủi ro. Tùy từng mục đích sử dụng, các phương tiện này sẽ có những thiết kế về kiểu dáng khác nhau. Nếu kiểu dáng công nghiệp của phương tiện vận chuyển và nâng hạ có tính mới so với thế giới và so với chính nó cùng với khả năng áp dụng công nghiệp thì có thể được cấp Văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp đó tối đa 15 năm.
Kiểu dáng công nghiệp cho phương tiện vận chuyển và nâng hạ là gì?
Kiểu dáng công nghiệp của phương tiện vận chuyển và nâng hạ là hình dáng bên ngoài của phương tiện vận chuyển và nâng hạ được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này có thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Phân loại kiểu dáng công nghiệp phương tiện vận chuyển và nâng hạ
Theo Bảng Phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (Phiên bản lần 8 theo Thoả ước Locarno), các phương tiện vận chuyển và nâng hạ thuộc nhóm 12 có thể được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
12-01: Xe do động vật kéo.
12-02: Xe đẩy tay, xe cút-kít, xe ba gác.
12-03: Đầu máy xe lửa và các phương tiện chạy trên đường ray.
12-04: Xe chạy trên cáp treo, ghế nâng, máy nâng cho người leo núi.
12-05: Thang máy, máy nâng vận chuyển (Bao gồm cả thang máy dân dụng, các đồ dùng cho thang máy, cần cẩu, xe cần trục và băng tải).
12-06: Tàu thuỷ và thuyền.
12-07: Máy bay và tổ hợp vũ trụ.
12-08: Ô tô, ô tô buýt và xe tải (Bao gồm cả các loại xe cứu thương và các xe lạnh chở hàng).
12-09: Máy kéo.
12-10: Rơ-moóc, xe moóc [Bao gồm cả các xe moóc lưu động (nhà lưu động)].
12-11: Xe đạp, mô tô.
12-12: Xe đẩy tay trẻ em, xe lăn cho người tàn tật, cáng.
“Xe đẩy tay trẻ em” có nghĩa là xe đẩy bằng tay dành cho trẻ sơ sinh.
Không bao gồm các xe đẩy tay đồ chơi (Nhóm 21-01).
12-13: Các loại xe cộ chuyên dùng
Chỉ bao gồm các loại xe cộ không dành cho giao thông, như xe dọn đường, xe phun nước, xe cứu hoả, xe xúc tuyết và xe tải dùng để kéo xe hỏng máy.
Không bao gồm các máy móc nông nghiệp có nhiều chức năng (Nhóm 15-03) hoặc các máy móc tự vận hành sử dụng cho công trình xây dựng và xây dựng dân dụng (Nhóm 15-04).
12-14: Các loại xe cộ khác (Bao gồm cả xe trượt tuyết và xe có đệm không khí).
12-15: Lốp, các loại xích chống trượt cho xe cộ.
12-16: Các bộ phận, phụ tùng cho xe cộ không được xếp ở các nhóm hoặc phân nhóm khác.
12-99: Các loại khác.
Lưu ý: Các phương tiện vận chuyển và nâng hạ thuộc nhóm 12:
Bao gồm các phương tiện giao thông: đường bộ, đường biển, đường không, vũ trụ và các loại khác.
Bao gồm cả các bộ phận, linh kiện và các phụ tùng chỉ liên quan đến xe cộ và không thể xếp trong nhóm khác; các bộ phận, linh kiện và phụ tùng này của xe cộ sẽ được xếp vào cùng nhóm của xe cộ được đề cập tới, hoặc vào Nhóm 12-16 nếu chúng dùng phổ biến cho tất cả các loại xe cộ trong các nhóm khác.
Không bao gồm các bộ phận, linh kiện và phụ tùng của xe cộ mà có thể xếp vào nhóm khác; các bộ phận, linh kiện và phụ tùng này có thể xếp trong cùng nhóm của các sản phẩm cùng loại, nói cách khác, chúng có cùng chức năng. Như vậy, các loại thảm hoặc thảm chùi chân dùng cho ô tô được xếp trong nhóm thảm nói chung (Nhóm 06-11); động cơ điện dùng cho xe cộ được xếp trong Nhóm 13-01, và động cơ không chạy bằng điện dùng cho xe cộ trong Nhóm 15-01 (áp dụng tương tự cho các bộ phận của động cơ); đèn ô tô được xếp với các thiết bị phát sáng (Nhóm 26-06).
Không bao gồm các mô hình thu nhỏ của xe cộ (đồ chơi) (Nhóm 21-01).
Ví dụ minh họa cho kiểu dáng công nghiệp xe mô tô thuộc nhóm 12-11:
Số đơn: 3-2017-01921/ Số bằng: 3-0027725-000
(Nguồn: http://iplib.noip.gov.vn/)
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau: Tên kiểu dáng công nghiệp; Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp; Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất; Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ; Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp; Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Trình tự, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Cách thức nộp hồ sơ: Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể nộp đơn giấy hoặc nộp đơn trực tuyến:
Nộp đơn giấy: Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:
Thẩm định hình thức: 01 tháng.
Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Sau khi có quyết định cấp văn bằng, chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn Trong nộp lệ phí vấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Dịch vụ của Công ty luật Việt An trong lĩnh vực đăng ký kiểu công nghiệp tại Việt Nam
Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;