Bên cạnh những tên tuổi trong nước, thị trường bánh ngọt những năm gần đây đã có sự thay đổi khi nhiều nhãn hiệu nước ngoài lần lượt đổ bộ và phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Mặc dù sự xâm nhập này tất yếu sẽ dẫn đến một cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần, nhưng đây cũng là chất xúc tác để buộc các doanh nghiệp nội địa phải cải tiến, đổi mới mẫu mã và nâng cao chất lượng nhằm thu hút khách hàng hơn. Và một trong những công việc đầu tiên cần quan tâm là thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bánh để phát triển uy tín trên thị trường và quy mô lớn hơn nhằm xây dựng cơ sở cho hoạt động nhượng quyền thương hiệu.
Bánh mỳ; cà phê; trà; bánh ngọt; bánh kem; bánh bông lan, bánh mỳ nướng; bánh mỳ kẹp nhân; mỳ ý; kem lạnh; sô cô la; bột nhào để làm bánh mỳ; thực phẩm ăn nhanh trên cơ sở ngũ cốc; bánh kẹo; hạt cà phê đã được rang; đồ uống trên cơ sở trà; bánh gạo; đá bào (có thể ăn được); xốt.
Nhóm 35
Mua bán và xuất nhập khẩu: bánh ngọt, bánh kem, bánh bông lan, bánh mỳ, bánh mặn, bánh bao, bánh trung thu, kem lạnh, bánh quy, bánh và thực phẩm ăn nhanh trên cơ sở bột, bột mì, bột gạo, chế phẩm ngũ cốc.
Nhóm 43
Dịch vụ cửa hàng bán bánh mì, bánh kem, bánh ngọt, trà sữa, thức uống giải khát (do nhà hàng thực hiện và cung cấp); dịch vụ quán cà phê; dịch vụ quán trà.
Các nhãn hiệu cửa hàng bánh ngọt có uy tín
Nhãn hiệu TOUS les JOURS Vietnam
Tiếp tục là một nhãn hiệu bánh ngọt Pháp nhưng là đến từ Hàn Quốc. TOUS les JOURS Vietnam theo tiếng Pháp nghĩa là “Mỗi ngày”. Cái tên này chắc hẳn được xuất phát từ việc bánh mì hay bánh ngọt Pháp đã từng là một món ăn bình dân quen thuộc hàng ngày đối với người dân nước Pháp nói riêng và châu Âu nói chung
Nhãn hiệu Anh Hòa Bakery
Anh Hòa Bakery là nhãn hiệu bánh ngọt Pháp của công ty cổ phần bánh ngọt Anh Hòa. Được thành lập từ năm 2004 tại con phố Ngõ Trạm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trải qua hơn 15 năm phát triển, đến nay Anh Hòa Bakery đã có nhiều cơ sở kinh doanh đặt trên những tuyến phố đông dân cư ở Hà Nội.
Nhãn hiệu Paris Gâteaux
Nhãn hiệu bánh ngọt được ghép với tên thủ đô nước Pháp, đất nước từng được mệnh danh là nơi sinh ra của các loại bánh ngọt cũng như là nơi thu hút hàng ngàn các thợ làm bánh ngọt nổi tiếng trên thế giới. Ở Việt Nam, Paris Gâteaux chính là địa điểm nổi tiếng nhất của các tín đồ bánh ngọt tìm đến.
Nhãn hiệu Nguyễn Sơn Bakery
Có lẽ những người yêu thích bánh ngọt, đặc biệt là bánh được làm theo phong cách Pháp không xa lạ gì với nhãn hiệu Nguyễn Sơn Bakery. Mỗi chiếc bánh ở Nguyễn Sơn Bakery lại mang một vẻ riêng, từ hương vị đến cách trang trí. Hình thức giản dị chỉ với hai màu đen trắng làm chủ đạo nhưng chất lượng nhờ cách làm tinh tế và tỉ mỉ.
Nhãn hiệu Poeme Bakery
Poeme Bakery là thương hiệu kế thừa những công thức bánh tâm đắc nhất của chuyên gia ẩm thực Nhật Bản – Ông Tetsuya Suzuki. Từ xuất phát điểm là một xưởng bánh nhỏ trên con phố Láng Hạ, đến nay, Poeme Bakery đã có gần 15 cửa hàng tại Hà Nội. Ẩn chứa trong bất cứ chiếc bánh nhỏ bé nào tại đây, vẫn là hương vị thơm ngon thuở ban đầu với tình yêu và niềm đam mê trọn vẹn.
Nhãn hiệu Paris Baguette Việt Nam
Paris Baguette là nhãn hiệu con của tập đoàn SPC Hàn Quốc, tập đoàn có hơn 70 năm kinh nghiệm trong ngành thực phẩm. Nhãn hiệu Paris Baguette ra đời từ năm 1986, kể từ đó đến nay với sự phát triển của văn hóa bánh tươi, Paris Baguette đã đi tiên phong và dẫn đầu trong các nhãn hiệu nhượng quyền tại Hàn Quốc.
Nhãn hiệu Fresh Garden
Fresh Garden bánh và cà phê khởi nguồn từ năm 2011 là nhãn hiệu sản xuất và bán bánh với slogan “Bánh tươi mỗi ngày”. Những năm đầu, sản phẩm chủ lực của Fresh Garden là bánh kem và bánh mỳ tươi. Trong mỗi dịp lễ hay sinh nhật, bánh kem của Fresh Garden luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu, bởi độ ngọt vừa phải, mẫu bánh đẹp, giá thành hợp lý.
Nhãn hiệu tiệm Bánh Chez Moi
Nhãn hiệu bánh duy nhất mới được thành lập 2012 và chỉ sở hữu một cửa hàng duy nhất lọt trong top 10 nhãn hiệu bánh nổi tiếng Hà Nội. Tuy nhiên trong suốt 4 năm từ khi được thành lập, Tiệm Bánh Chez Moi đã nhanh chóng thu hút giới trẻ cũng như luôn giành được sự đánh giá cao của thực khách.
Nhãn hiệu Thu Hương Bakery
Ra đời từ năm 1996, trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ để thấu hiểu tâm tư và cảm xúc của khách hàng, Thu Hương Bakery đã phần nào thành công mang hồn cốt tinh hoa ẩm thực Pháp đến gần hơn với những khách hàng sành ăn Trải qua 20 năm phát triển lớn mạnh và có thêm nhãn hiệu bánh Maian Bakers vào năm 2016, hiện tại Thu Hương Bakery đã có mặt tại nhiều con phố lớn của Thủ đô Hà Nội, thành công ghi dấu ấn và trở thành một nhãn hiệu uy tín trong lòng người dân Hà Nội với các dòng bánh đặc thù.
Nhãn hiệu cửa hàng bánh Sweetc Hut
Sweetc Hut nổi tiếng với các loại bánh ngọt nhà làm nhưng chất lượng không hề kém cạnh những nhãn hiệu lớn. Từ lâu, địa chỉ bánh online này đã trụ vững trong lòng thực khách. Bánh bán chạy mỗi ngày, đơn hàng liên tục. Dù vậy, nhưng từng chiếc bánh đều được chỉn chu, chăm chút từ hương vị đến hình thức bên ngoài. Đối với bánh mì bơ tỏi phô mai, Sweetc Hut cũng được đánh giá cao. Chính chất lượng của bánh mà quán là địa điểm đáng tin cậy của nhiều khách hàng.
Nhãn hiệu cửa hàng bánh ABC Bakery
ABC Bakery là một nhãn hiệu tư nhân của ông “vua bánh mỳ” Kao Siêu Lực, nhãn hiệu này được tách ra từ Đức Phát Bakery vào năm 2007. Đến tháng 10/2019 tổng số cửa hàng của ABC Bakery là 30 cửa hàng, phân bố ở 7 tỉnh thành là Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang và Cần Thơ.
Nhãn hiệu Brodard Bakery
Brodard Bakery thuộc sở hữu của Tập đoàn Bông Sen, tập đoàn chuyên về phát triển tổ hợp du lịch – khách sạn – nhà hàng ở miền Nam. Hiện tại nhãn hiệu Brodard Bakery có 27 cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, phân bố tại 12 quận huyện của thành phố. Năm 2017, Tập đoàn Windsor cũng bắt đầu lấn sang thị trường Bakery khi mở cửa hàng Brodard Gourmet ở trung tâm quận 1, định vị phân khúc khách hàng cao cấp.
Nhãn hiệu BreadTalk
BreadTalk Việt Nam do công ty CP Bình Minh Toàn Cầu nhượng quyền từ BreadTalk Singapore. Đầu năm 2012 nhãn hiệu này chỉ mới có 2 cửa hàng, thời điểm hiện tại BreadTalk đã có 26 cửa hàng phân bố ở 7 tỉnh thành của Việt Nam là Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Khánh Hòa, BR-VT, Nghệ An và Quảng Nam. BreadTalk còn được biết đến với sự góp mặt của ông Lý Quý Trung, ông là nhà đầu tư vào Công ty Cổ phần Bình Minh Toàn Cầu và nắm giữ chức chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Nhãn hiệu Hỷ Lâm Môn – Sweethome Bakery
Nếu đi dạo trên những con phố lớn ở Hồ Chí Minh, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những cửa hàng bánh ngọt Hỷ Lâm Môn đậm chất Trung Hoa. Được thành lập bởi bà Lưu Ái Nhi vào tháng 10/1984, sự kiện trọng đại của tộc họ Lưu đã được đánh dấu bằng việc khai trương tiệm bánh tại địa chỉ 550 Nguyễn Trãi, quận 5, TP.HCM, lấy tên gọi Hỷ Lâm Môn, mang ý nghĩa trao gửi niềm vui, may mắn đến với mọi nhà.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng bánh ngọt
Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng.
Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Việt An:
Mẫu nhãn hiệu;
Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.
Bước 5: Công bố đơn
Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Bước 6: Thẩm định nội dung đơn
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ nhanh, chuyên nghiệp nhất với chi phí hợp lý nhất!