Len là một nguyên liệu để sản xuất quần áo, và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Cách tốt nhất để bảo vệ cho sản phẩm len, tránh việc xâm phạm của các chủ thẻ khác đó là việc chủ sở hữu tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Việc đăng ký nhãn hiệu có thể được thực hiện như sau:
Một số sản phẩm len có thể kể đến như Len thô đã được chải; Len thô đã được chải; Len dạng thô hoặc đã được xử lý; Len để nhồi độn đồ đạc; Len phế phẩm;… được phân vào nhóm 22 theo bảng phân loại quốc tế Nice.
Việc phân nhóm sẽ giúp xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu và giúp cho việc tra cứu nhãn hiệu được nhanh chóng và có kết quả chính xác nhất. Hiện nay công ty Luật Việt An có cung cấp dịch vụ tra cứu nhãn hiệu cho Quý khách hàng có nhu cầu. Khi nhận được mẫu nhãn hiệu, công ty sẽ tra cứu sơ bộ (miễn phí) trong vòng 01 ngày và tra cứu chuyên sâu tại cục sở hữu trí tuệ (có thu phí) trong thời hạn 01-03 ngày làm việc. Quý khách hàng nên sử dụng dịch vụ tra cứu này để có thể đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
Tờ khai đăng ký;
Mẫu nhãn hiệu (với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm);
Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Chứng từ nộp phí, lệ phí;
Văn bản uỷ quyền cho công ty Luật Việt An (trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện thủ tục nộp đơn thông qua đại diện của công ty Luật Việt An).
Ngoài ra, đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cần có thêm các giấy tờ sau:
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Lưu ý: Chỉ những người có quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật mới có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc ủy quyền nộp đơn. Đó là các chủ thể sau:
Tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
Hồ sơ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ và mất từ 13-18 tháng để xử lý và tiến hành cấp văn bằng bảo hộ. Trong giai đoạn này này (chưa có thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ), Quý khách hàng có thể tiến hành sửa đổi bổ sung đơn Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn.
Quý khách hàng cần lưu ý về trình tự thủ tục gia hạn Văn bằng bảo hộ để có thể duy trì hiệu lực của văn bằng trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh.
Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.