Đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu

Nền kinh tế châu Âu hiện là nền kinh tế lớn nhất trong số các lục địa trên. Chính bởi vậy, rất nhiều doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô công ty của mình sang châu Âu và một trong những điều quan trọng nhất doanh nghiệp cần phải làm là đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại châu Âu. Bài viết dưới đây của Luật Việt An sẽ cũng cấp cho quý khách những thông tin cơ bản về đăng ký nhãn hiệu tại châu Âu.

Cơ sở pháp lý

  • Hiệp định EVFTA;
  • Nghị định thư Madrid;
  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

Những nhãn hiệu nào có khả năng đăng ký quốc tế tại châu Âu

Những loại nhãn hiệu có khả năng đăng ký tại Châu Âu là những dấu hiệu có thể được thể hiện dưới dạng đồ hoạ hay có khả năng phân biệt về hàng hoá/dịch vụ như: chữ cái, tên, âm thanh, slogan, hình, màu sắc, hình dạng ba chiều nhất định, chuyển động, hình ảnh thương mại tổng thể và kỹ thuật toàn ảnh.

Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại châu Âu

Liên minh Châu Âu tuân theo nguyên tắc nộp đơn “First to file” (Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên). Điều đó có nghĩa là đối với bất kể nhãn hiệu nào ở liên minh Châu Âu, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên sẽ có các quyền ưu tiên với nhãn hiệu đó so với người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sau.

Các phương thức đăng ký nhãn hiệu ở châu Âu

Có 4 phương thức đăng ký nhãn hiệu tại châu Âu mà quý khách hàng có thể lựa chọn:

Cách 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Doanh nghiệp chỉ kinh doanh và có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại một số nước Châu Âu có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia. Việc đăng ký này chịu sự điều chỉnh hoàn toàn bởi luật quốc gia của nước đó.

Để có thể thực hiện được việc đăng ký này thì bắt buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm một đại diện sở hữu công nghiệp để đại diện thực hiện thủ tục đăng ký tại nước đó. Tuy nhiên, việc tìm kiếm là không dễ dàng và đôi khi không đạt kết quả như mong muốn. Do đó, doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật Việt An để chúng tôi trở thành Đại diện sở hữu công nghiệp cho Quý khách, nhằm hỗ trợ việc đăng ký nhãn hiệu ở các nước châu Âu trở nên thuận tiện hơn.

Để tiết kiệm chi phí và thuận tiện trong quá trình quản lý nhãn hiệu, cách thức này sẽ hiệu quả khi doanh nghiệp đăng ký đến các nước không thuộc hệ thống Madrid, Liên minh EU, Liên minh Benelux.

Cách 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu qua hệ thống nhãn hiệu cộng đồng để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại toàn bộ các nước trong khối EU.

Các nước châu Âu đã xây dựng một hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên. Nhờ đó, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cũng thông qua hệ thống riêng, độc lập hoàn toàn với các nước trong cộng đồng. Nhãn hiệu đăng ký thông qua hệ thống này được gọi là nhãn hiệu cộng đồng hay còn gọi là CTM (viết tắt của Community Trade Mark).

Khi đăng ký nhãn hiệu qua hệ thống đăng ký CTM, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu duy nhất, nhãn hiệu có thể được bảo hộ tại tất cả quốc gia EU. Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu bị từ chối hoặc mất hiệu lực tại một quốc gia thành viên thì nó cũng bị mất hiệu lực trong cả cộng đồng. Lúc này, nếu chủ sở hữu vẫn muốn đăng ký nhãn hiệu vào các quốc gia khác tại Châu Âu thì có thể chuyển đơn đăng ký CTM thành nhiều đơn đăng ký riêng cho từng quốc gia. Ngày nộp đơn vẫn được tính là ngày nộp đơn CTM.

Vì hệ thống đăng ký CTM là độc lập với hệ thống đăng ký riêng của mỗi quốc gia nên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự do nộp đơn đăng ký nhãn hiệu CTM, hoặc nộp đơn quốc gia, hoặc cả hai. Nhãn hiệu CTM và nhãn hiệu đăng ký quốc gia có thể song song cùng tồn tại.

Cách 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo vùng

Trong quan hệ với Việt Nam thì Bỉ, Hà Lan, Luxembourg đều là các đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn. Do đó, việc các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường kinh doanh đến Liên minh Benelux (bao gồm ba nước là Bỉ, Hà Lan và Luxembourg) sẽ có những chính sách tối ưu và có lợi thế cạnh tranh lớn.

Liên minh Benelux cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ với một đơn đăng ký có thể đăng ký nhãn hiệu tại cả ba quốc gia là Bỉ, Hà Lan và Luxembourg. Đơn đăng ký sẽ được nộp đến Văn phòng Sở hữu trí tuệ Benelux (BOIP).

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trong mười năm kể từ ngày đơn đăng ký được nộp. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn nhãn hiệu của mình mỗi 10 năm một lần.

Cách 4: Đăng ký nhãn hiệu đến Châu Âu thông qua hệ thống Madrid

Hệ thống Madrid là một giải pháp thuận tiện và tiết kiệm chi phí để đăng ký và quản lý nhãn hiệu trên toàn thế giới. Bạn chỉ cần nộp một bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế và trả lệ phí để đăng ký bảo hộ đến 130 quốc gia trong hệ thống (số lượng quốc gia tham gia Hệ thống Madrid này được cập nhật tại thời điểm tháng 6/2023). Cách thức này sẽ thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn so với việc đăng ký nhãn hiệu tại từng quốc gia.

Để đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Hệ thống Madrid, bạn có thể sử dụng đơn cơ sở tại Việt Nam đồng thời chỉ định vào quốc gia (khu vực) khác là thành viên của hệ thống.

Hiện có tổng cộng có 43 quốc gia châu Âu đã gia nhập Hệ thống Madrid, bao gồm: Anh, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Cộng hòa Moldova, Nga, Belarus, Ukraine, Liechtenstein, Monaco, Thụy Sĩ, Bosnia and Herzegovina,  Macedonia, Montenegro, Serbia, Albania, San Marino; 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu âu (EU) bao gồm Áo, Bỉ, Bulgaria, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Croatia và 3 quốc gia thành viên của Liên minh Benelux bao gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg. Các quốc gia thành viên trong Liên minh Châu Âu đều là thành viên của Madrid nên sau khi nộp đơn cơ sở tại Việt Nam có thể chỉ định đến một hoặc nhiều nước thành viên của Liên minh này.

Với các cách thức trên, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến các nước Châu Âu một cách thuận tiện và hiệu quả để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình thông qua thủ tục bên dưới.

Hồ sơ cần cung cấp để đăng ký nhãn hiệu đến các nước Châu Âu

  • Đơn đề nghị đăng ký nhãn hiệu (a request for application).
  • Thông tin về chủ sở hữu nhãn hiệu (a correctly identified owner).
  • Bản mô tả về nhãn hiệu và danh sách hàng hóa/dịch vụ nhãn hiệu đăng ký (a clear representation of the mark and a list of goods and services).
  • Trong thời gian kiểm tra đơn đăng ký mà đơn được xác định là có lỗi hoặc có người phải đối đơn, Cơ quan sở hữu trí tuệ Cộng đồng chung châu Âu (EUPIO) sẽ gửi thông báo và yêu cầu sửa đổi/ trả lời phản đối trong vòng 02 tháng. Trường hợp việc sửa đổi/ trả lời không được chấp nhận bởi cơ quan đăng kí có thể đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị hủy.
  • Trường hợp không có phản đối, và nhãn hiệu bạn đăng ký đủ điều kiện để trở thành nhãn hiệu, cơ quan đăng ký nhãn hiệu sẽ ra công bố là bạn đã áp dụng nhãn hiệu đối với hóa hóa/dịch cụ chỉ định. Đây chưa phải là công bố nhãn hiệu được đăng kí, mục đích của bước này là công bố rộng rãi về nhãn hiệu đăng được xem xét cho mọi người biết đến, xem có ai muốn phản đối việc đăng ký này không.
  • Sau khi nhãn hiệu được công bố, trường hợp có sự phản đối của bên thứ ba, bên phản đối có 03 tháng để phản đối. Trường hợp phản đối thành công, nhãn hiệu đó không thể đăng ký nhãn hiệu EU nữa, tuy nhiên có thể chuyển đổi thành nhãn hiệu quốc gia.
  • Trường hợp không có ai phải đối hoặc phải đối không thành công, nhãn hiệu sẽ được đăng ký tại EU.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An về quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại châu Âu (EU), nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn cụ thể!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title