Hà Lan, một quốc gia nhỏ bé ở Tây Âu, nổi tiếng với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và năng động. Nằm ở vị trí trung tâm Tây Âu, Hà Lan sở hữu vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương và kết nối với các thị trường lớn như Đức, Pháp, Bỉ, Anh. Hệ thống cảng biển hiện đại, đặc biệt là Rotterdam – cảng biển lớn nhất châu Âu, giúp Hà Lan trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa quan trọng. Hà Lan có nền kinh tế thị trường hỗn hợp phát triển cao, đứng thứ 17 về Chỉ số Tự do Kinh tế năm 2023. Nền kinh tế được đặc trưng bởi sự kết hợp của các ngành công nghiệp mạnh mẽ, một lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh mẽ và truyền thống thương mại quốc tế. Ngành dịch vụ chiếm 73,2% GDP, là lĩnh vực lớn nhất trong nền kinh tế Hà Lan bao gồm các lĩnh vực tài chính có các tập đoàn ING Groep, ABN AMRO. Về du lịch thì Amsterdam, Rotterdam, The Hague là những điểm đến du lịch nổi tiếng. Hà Lan có truyền thống thương mại lâu đời và mở cửa, với mức độ xuất khẩu cao (86,7% GDP), Hà Lan chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ sang các thị trường trên toàn thế giới. Vì vậy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh tại Hà Lan, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chưa biết cách bảo vệ thương hiệu của mình trong thị trường khắc nghiệt này. Một trong những cách đó là đăng ký nhãn hiệu, Luật Việt An xin hướng dẫn quý khách hàng sơ bộ thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Công ước Benelux về Sở hữu Trí tuệ (thương hiệu và kiểu dáng) (được sửa đổi đến ngày 11 tháng 12 năm 2017)
Khái quát chung về nhãn hiệu tại Hà Lan
Nhãn hiệu có thể là bất kỳ từ, biểu tượng, hoặc hình ảnh, hoặc kết hợp các yếu tố này.
Nó được sử dụng bởi doanh nghiệp, công ty, hoặc cá nhân để phân biệtsản phẩm hoặc dịch vụ của họ với các sản phẩm hoặc dịch vụ khác trên thị trường.
Khả năng phân biệt: Nhãn hiệu của bạn phải độc đáo và có khả năng phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác. Nó không thể chung chung hoặc mô tả về hàng hóa hoặc dịch vụ mà nó đại diện. Ví dụ: bạn không thể đăng ký “Cà phê” cho thương hiệu cà phê của mình vì nó quá chung chung.
Hợp pháp: Nhãn hiệu không được lừa dối, xúc phạm hoặc vi phạm bất kỳ luật pháp hoặc quy định nào hiện hành tại Hà Lan. Nó cũng không được xâm phạm bất kỳ nhãn hiệu đã đăng ký trước nào. Ví dụ: bạn không thể sử dụng logo có thiết kế gần giống với logo của thương hiệu hiện có.
Có thể biểu thị bằng hình ảnh: Nhãn hiệu phải có khả năng được biểu thị bằng hình ảnh. Điều này có nghĩa là nó có thể được mô tả theo cách cho phép nhận dạng rõ ràng trong Sổ đăng ký Nhãn hiệu. Đây có thể là thiết kế logo, nhãn sản phẩm có tên thương hiệu của bạn hoặc bất kỳ cách biểu diễn trực quan nào khác về nhãn hiệu của bạn.
Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan
Tại Benelux, không còn hệ thống đăng ký quốc gia, bảo hộ bao gồm lãnh thổ của cả 3 quốc gia. Quyền đối với nhãn hiệu Benelux được xác lập bằng cách nộp đơn đăng ký đầu tiên tại Văn phòng Sở hữu trí tuệ Benelux hoặc thông qua Bộ Kinh tế, Văn phòng Sở hữu trí tuệ.
Lưu ý: Benelux là tên gọi chung cho một vùng liên kết kinh tế gồm ba quốc gia nhỏ nằm ở Tây Bắc châu Âu: Bỉ (Belgium), Hà Lan (Netherlands) và Hà Lan.
Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan thông qua Hệ thống của Benelux
Chủ đơn sẽ cần cung cấp những thông tin sau:
Thông tin sở hữu và thông tin liên hệ;
Một mẫu của nhãn hiệu của chủ đơn (ví dụ, một hình ảnh của logo hoặc bản ghi âm của âm thanh);
Danh sách các sản phẩm và/hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu của chủ đơn dự định đăng ký áp dụng và số nhóm tương ứng;
Chứng từ thanh toán;
Giấy ủy quyền (trong trường hợp chủ đơn nộp đơn thông qua đại diện).
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan qua hệ thống của Benelex vui lòng truy cập đường link sau và làm theo hướng dẫn:
Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan thông qua Hệ thống của Liên minh Châu Âu (EU)
Nếu hoạt động kinh doanh mở rộng sang cấp độ châu Âu, chủ sở hữu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu châu Âu tại Văn phòng Sở hữu trí tuệ Liên minh châu Âu (EUIPO). Nhãn hiệu cộng đồng có hiệu lực pháp lý và được bảo hộ đồng đều trên toàn lãnh thổ Liên minh châu Âu.
Nhãn hiệu EU cung cấp quyền bảo hộ thống nhất trên tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu.
Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu (EUIPO) tại Alicante (Tây Ban Nha) chịu trách nhiệm đăng ký.
Thời hạn bảo hộ ban đầu của nhãn hiệu EU là mười năm. Nó có thể được gia hạn vô thời hạn theo các kỳ hạn mười năm tiếp theo.
Quy định (EU) số 2017/1001 của Nghị viện châu Âu và Hội đồng ngày 14 tháng 6 năm 2017 chứa tất cả các quy định pháp lý liên quan đến nhãn hiệu Liên minh Châu Âu.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Liên minh Châu Âu (EU)
Đơn đăng ký: Mẫu đơn có thể tải xuống từ trang web của Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu (EUIPO). Chủ đơn cần điền đầy đủ thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, và danh sách hàng hóa/dịch vụ.
Hình ảnh nhãn hiệu: Hình ảnh rõ ràng, sắc nét, thể hiện đầy đủ nhãn hiệu có định dạng JPG hoặc PNG, kích thước tối đa 2 MB.
Danh sách hàng hóa/dịch vụ: Mô tả chi tiết các hàng hóa/dịch vụ mà bạn muốn bảo hộ nhãn hiệu thông qua hệ thống phân loại Nice.
Lệ phí đăng ký: Lệ phí cơ bản: €850 với mỗi nhóm hàng hóa/dịch vụ bổ sung phí sẽ tăng thêm €150
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Lan thông qua theo Hệ thống Madrid
Nếu doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu và muốn được bảo hộ quốc tế, thì Hiệp định và Nghị định thư Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho phép bảo hộ nhãn hiệu này ở tất cả các quốc gia thành viên chỉ bằng cách nộp một đơn đăng ký duy nhất tại một văn phòng duy nhất, một ngôn ngữ và chỉ thanh toán một loạt phí bằng một loại tiền tệ duy nhất (franc Thụy Sĩ). Việc đăng ký quốc tế có hiệu lực tương tự như thủ tục quốc gia được thực hiện tại mỗi quốc gia riêng lẻ. Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế, chủ sở hữu phải đã sở hữu nhãn hiệu hoặc ít nhất đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia tương tự.
Hệ thống Madrid là một giải Hà Lan thuận tiện và hiệu quả chi phí để đăng ký và quản lý nhãn hiệu toàn cầu. Nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế duy nhất và thanh toán một lần lệ phí để đăng ký bảo hộ trong tới 130 quốc gia. Chủ đơn có thể sửa đổi, gia hạn hoặc mở rộng danh mục nhãn hiệu toàn cầu của mình thông qua một hệ thống tập trung.
Thỏa ước Madrid:
Hà Lan gia nhập Thỏa ước Madrid vào ngày 01 tháng 03 năm 1893.
Thỏa ước Madrid cho phép các chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu của họ tại một quốc gia thành viên duy nhất (“quốc gia xuất xứ”) và sau đó mở rộng bảo hộ sang các quốc gia thành viên khác (“quốc gia chỉ định”) thông qua một đơn đăng ký quốc tế duy nhất.
Nghị định thư Madrid:
Hà Lan gia nhập Nghị định thư Madrid vào ngày 01 tháng 04 năm 1998.
Nghị định thư Madrid hiện đại hóa và đơn giản hóa hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu được thiết lập theo Thỏa ước Madrid.
Nghị định thư Madrid cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ định thêm các quốc gia thành viên vào một đơn đăng ký quốc tế đã được nộp theo Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid
Đơn Madrid bao gồm Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam và Đơn Madrid có chỉ định Hà Lan.
Đối với Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn phải nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, tức là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Theo Điều 25 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam bao gồm các tài liệu sau đây:
Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam (Mẫu số 01 bằng tiếng Việt tại Phụ lục II của Nghị định 65/2023/NĐ-CP);
02 tờ khai MM2 theo mẫu của Văn phòng quốc tế bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hà Lan;
02 mẫu nhãn hiệu đúng như nhãn hiệu trong đơn đăng ký đã được nộp tại Việt Nam (đơn cơ sở) hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đăng ký cơ sở);
02 tờ khai MM18 bằng tiếng Anh (nếu đơn có chỉ định Hoa Kỳ);
Văn bản uỷ quyền bằng tiếng Việt (Theo mẫu của Công ty luật Việt An);
Chứng từ nộp phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam;
Các tài liệu khác có liên quan (nếu cần).
Lệ phí nộp đơn thông qua Hệ thống Madrid
Các lệ phí bao gồm:
Lệ phí cơ bản (653 franc Thụy Sĩ; hoặc 903 franc Thụy Sĩ cho một nhãn hiệu màu sắc) (Lưu ý! Giảm giá 90% áp dụng nếu chủ đơn nộp đơn ở Văn phòng Sở hữu trí tuệ của một quốc gia đang phát triển ít nhất); và
Các lệ phí bổ sung tùy thuộc vào nơi chủ đơn muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình và số lượng nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ đơn muốn bao đăng ký. Để mở rộng phạm vi địa lý, hoặc sửa đổi hoặc gia hạn đăng ký quốc tế của mình, chủ đơn sẽ phải thanh toán các lệ phí bổ sung.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan của Công ty Luật Việt An
Thực hiện việc tra cứu và thông báo cho quý khách hàng bằng văn bản kết quả tra cứu nhãn hiệu tại Hà Lan;
Soạn thảo hồ sơ và thay mặt chủ sở hữu nhãn hiệu trực tiếp nộp và theo dõi tình trạng hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan;
Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan;
Hỗ trợ theo dõi, đại diện giải quyết các phản đối và phản hồi với đại diện sở hữu trí tuệ thực hiện thủ tục tại Hà Lan.
Nhận các công văn, Giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng (nếu có).
Quý khách có nhu cầu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất.