Dấu hiệu tên gọi chung không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được cấu thành từ yếu tố hình và yếu tố chữ kết hợp với nhau, tạo thành tổng thể có khả năng phân biệt giữa các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu với nhau. Trường hợp nhãn hiệu của bạn chỉ có một từ hoặc cụm từ là tên gọi chung của hàng hóa, dịch vụ thì nhãn hiệu của bạn có thể sẽ bị từ chối bảo hộ. Sau đây, Luật Việt An xin cung cấp đến quý khách hàng các thông tin về dấu hiệu tên gọi chung không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Quy định về dấu hiệu tên gọi chung không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Quy định về dấu hiệu tên gọi chung không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Tên gọi chung là từ ngữ dùng để chỉ tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng rộng rãi, phổ biến, thông dụng. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022 và khoản 3 Điều 26 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, dấu hiệu tên gọi chung không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, đã được sử dụng thường xuyên và thừa nhận rộng rãi trước ngày nộp đơn, cụ thể:

  • Ký tự có nguồn gốc La-tinh nhưng là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt (Ví dụ: Nhãn hiệu “NyLon” không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với nhóm 24 (Vải và hàng dệt) và nhóm 25 (Quần áo) vì Nylon dịch ra Tiếng Việt là vải sợi
  • Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng tại Việt Nam như tên gọi thông thường của chính hàng hóa, dịch vụ liên quan (Ví dụ: Từ “Hotel”, “Resort”, “Homestay” không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho dịch vụ khách sạn, dịch vụ lưu trú, dịch vụ đặt chỗ; Từ “Cà phê”, “Cafe” không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm cà phê, sản phẩm làm từ nguyên liệu cà phê, quán phục vụ đồ uống; Từ “Phở”, “Bún riêu” không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm phở, bún riêu, nhà hàng, quán ăn…)

Vì sao dấu hiệu tên gọi chung không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Dấu hiệu tên gọi chung không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vì các lý do sau:

  • Xuất phát từ chức năng của nhãn hiệu là giúp khách hàng mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với tổ chức, cá nhân khác 
  • Một trong các điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác
  • Nếu sử dụng dấu hiệu tên gọi chung làm nhãn hiệu thì nhãn hiệu sẽ không thể thực hiện được chức năng trên, nhãn hiệu không có khả năng phân biệt và gây nhầm lẫn hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức
  • Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền sử dụng tên gọi chung để quảng bá, gọi tên hàng hóa dịch vụ của mình, việc không cho phép dấu hiệu tên gọi chung được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp mọi người đều có thể sử dụng tên gọi chung đó mà không gặp bất kỳ sự ngăn cấm nào

Nhãn hiệu mang dấu hiệu tên gọi chung có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi nào?

Nhãn hiệu mang dấu hiệu tên gọi chung có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi nào?

Để nhãn hiệu mang dấu hiệu tên gọi chung của hàng hóa, dịch vụ có thể được đăng ký bảo hộ, chủ đơn cần kết hợp dấu hiệu tên gọi chung đó với yếu tố chữ hoặc yếu tố hình, hoặc cả yếu tố chữ và yếu tố hình có khả năng phân biệt, theo đó nếu nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện được bảo hộ thì nhãn hiệu sẽ được bảo hộ tổng thể dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình có khả năng phân biệt sẽ được bảo hộ riêng, còn dấu hiệu tên gọi chung sẽ bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ. Bạn có thể tham khảo một số ví dụ sau:

  • Kết hợp tên gọi chung với dấu hiệu chữ: “Sun Spa” + “Resort”
  • Kết hợp tên gọi chung với dấu hiệu hình, dấu hiệu chữ: “Nông sản” + “Phúc Hưng” + hình bông lúa cách điệu

Nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ sau một thời gian sử dụng trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ thì được xử lý như thế nào?

Nhãn hiệu trở thành tên gọi thông thường được hiểu thể nào?

Nhãn hiệu trở thành tên gọi thông thường là hiện tượng nhãn hiệu trở nên phổ biến, thông dụng đến mức người tiêu dùng coi nhãn hiệu đó là tên gọi chung của hàng hóa, dịch vụ chứ không phải đề cập đến một nhãn hàng cụ thể. Nhãn hiệu lúc này không còn là tài sản trí tuệ độc quyền của chủ sở hữu. 

Hậu quả pháp lý của hiện tượng nhãn hiệu trở thành tên gọi thông thường

Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2022, đã bổ sung thêm trường hợp nếu nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó thì sẽ văn bằng bảo hộ sẽ bị chấm dứt hiệu lực, bởi vì nhãn hiệu đã mất đi khả năng phân biệt. 

Lý do nhãn hiệu trở thành tên gọi chung của hàng hóa, dịch vụ

Hiện tượng nhãn hiệu trở thành tên gọi chung của hàng hóa, dịch vụ xuất phát từ các lý do sau:

  • Sự quản lý không chặt chẽ, không bảo vệ nhãn hiệu trước các hành vi xâm phạm của bên thứ ba khiến các bên khác dễ dàng sử dụng nhãn hiệu, làm nhãn hiệu trở nên phổ biến
  • Tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gắn với hàng hóa, dịch vụ độc quyền, sau một thời gian công chúng sử dụng nhiều, lại trở nên phổ biến, thông dụng (Ví dụ: Espresso từng là nhãn hiệu độc quyền dùng cho loại cà phê được pha chế từ máy, không có sữa nay đã trở thành tên gọi chung của một loại nước uống…)

Phương thức bảo vệ nhãn hiệu

  • Sử dụng nhãn hiệu nhất quán với nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng ký hiệu ® để chỉ dẫn nhãn hiệu đã được đăng ký 
  • Gắn nhãn hiệu cho một chuỗi hàng hóa, dịch vụ thay vì một hàng hóa, dịch vụ đơn lẻ
  • Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ đúng thời hạn
  • Giám sát chặt chẽ việc sử dụng nhãn hiệu của bên thứ 3, và xử lý ngay khi thấy dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu

Những dấu hiệu khác không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Căn cứ khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022, ngoài tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ thì các dấu hiệu khác không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm:

  • Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng
  • Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ của hàng hóa, dịch vụ, hình dạng thông thường của hàng hóa hoặc một phần của hàng hóa, hình dạng thông thường của bao bì hoặc vật chứa hàng hóa đã được sử dụng thường xuyên và thừa nhận rộng rãi trước ngày nộp đơn
  •  Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc dấu hiệu làm gia tăng giá trị đáng kể cho hàng hóa
  • Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh
  • Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá ba năm
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng của người khác
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ
  • Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó
  • Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác đã hoặc đang được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có chứa dấu hiệu tên gọi chung xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO