Dịch vụ cấp Giấy phép hoạt động in ấn trọn gói tại Hồ Chí Minh
Hoạt động in ấn là một trong những hoạt động kinh doanh phổ biến nhất hiện nay bởi gần như tất cả các độ tuổi đều có nhu cầu sử dụng dịch vụ này, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, việc thực hiện hoạt động in ấn không được kinh doanh tự do mà tuỳ vào từng loại sản phảm in mà các tổ chức, doanh nghiệp in ấn cần phải xin cơ quan chức năng cấp Giấy phép hoạt động in ấn. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi xin tư vấn dịch vụ cấp Giấy phép hoạt động in ấn trọn gói tại Hồ Chí Minh.
Hoạt động in và sản phẩm in là gì?
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể về khái niệm hoạt động in, tuy nhiên, ta có thể căn cứ vào những khái niệm về in và gia công sau in để có thể hiểu một cách đơn giản về hoạt động in.
Theo khái niệm tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 72/2022/NĐ-CP, in là việc sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in.
Ngoài ra, cũng theo khái niệm tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này, việc gia công sau in là hành động sử dụng công nghệ, thiết bị, công cụ, chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các công việc gia công tờ in thành sản phẩm in hoàn chỉnh theo bản mẫu.
Như vậy, hoạt động in là hoạt động sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in, hoạt động in bao gồm cả việc gia công sau in để tạo ra sản phẩm in hoàn chỉnh.
Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm các sản phẩm sau đây:
Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
Tem chống giả;
Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
Bao bì, nhãn hàng hóa;
Mẫu, biểu mẫu, giấy tờ, sách, sổ, tài liệu hướng dẫn sử dụng, giới thiệu, quảng cáo thiết bị, công cụ sản xuất, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; áp-phích, tờ rời, tờ gấp không phải là xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản;
Các sản phẩm in khác.
Có thể thấy rằng, các sản phẩm in rất đa dạng, bao gồm nhiều loại mặt hàng khác nhau, từ tem, bao bì,.. cho tới các loại tài liệu.
Đối tượng phải xin cấp Giấy phép hoạt động in ấn
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 72/2022/NĐ-CP, những cơ sở in thực hiện các hoạt động sau đây phải xin cấp Giấy phép hoạt động in ấn:
Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
Tem chống giả.
Như vậy, không phải tất cả những cơ sở in đều cần Giấy phép hoạt động in, mà chỉ những cơ sở thực hiện in những sản phẩm in theo quy định cần phải có Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới được phép hoạt động.
Quy định này xuất phát từ tính đặc thù của các ấn phẩm báo chí và tem chống giả. Bởi những sản phẩm này đều là những sản phẩm được phân phối rộng rãi, nếu như không kiểm soát chặt chẽ thì có thể gây hoang mang dư luận do báo chí đăng những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng; các loại hàng hoá trôi nổi sẽ chiếm được lòng tin của người tiêu dùng do có sử dụng tem chống giả.
Thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động in ấn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 72/2022/NĐ-CP, hiện nay, hai cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động in là Bộ Thông tin và Truyền thông và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Thẩm quyền cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào phạm vi của cơ sở in, cụ thể:
Cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương: Bộ Thông tin và Truyền thông;
Cơ sở in thuộc địa phương: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động in ấn
Khoản 2 Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 72/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động in ấn bao gồm các tài liệu sau:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 72/2022/NĐ-CP;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính);
Sơ yếu lí lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 72/2022/NĐ-CP.
Hiện nay, có thể nộp hồ sơ theo một trong hai phương thức sau:
Dịch vụ bưu chính, chuyển phát;
Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động in ấn
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan nhà nước sẽ cấp Giấy phép hoạt động in ấn trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trong trường hợp không cấp giấy phép, cơ quan nhà nước sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
Cơ quan nhà nước sẽ từ chối cấp Giấy phép hoạt động in trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép không đầy đủ thông tin, thông tin không trung thực hoặc không thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện hoạt động.
Dịch vụ cấp Giấy phép hoạt động in ấn trọn gói tại Hồ Chí Minh của Luật Việt An
Luật Việt An tự hào là một trong những đơn vị dẫn đầu trong việc cung cấp dịch vụ cấp Giấy phép hoạt động in ấn trọn gói tại Hồ Chí Minh và trên cả nước.
Dịch vụ cấp Giấy phép hoạt động in ấn trọn gói của chúng tôi bao gồm:
Tư vấn các điều kiện hoạt động in, các điều kiện xin cấp giấy phép trong lĩnh vực in;
Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép trong lĩnh vực in;
Đại diện doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép trong lĩnh vực in.