Dịch vụ kế toán thuế bằng tiếng nước ngoài

Chứng từ kế toán là loại giấy tờ chứng minh sau khi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch tài chính của công ty, nghiệp vụ này chỉ được thực hiện khi đã hoàn thành nhằm phản ánh nghiệp vụ tài chính trước cơ quan thuế. Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại Khoản 1, Điều 16 Luật Kế toán ra Tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch. Đại lý thuế Việt An xin được giới thiệu tới quý doanh nghiệp “dịch vụ kế toán thuế bằng tiếng nước ngoài” để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc dịch thuật chứng từ kế toán.

Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài là gì?

Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tu 38/2013/TT-NHNN như sau:

“Chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài là chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, phát sinh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và được sử dụng chữ viết bằng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán”

Như vậy, theo quy định trên thì chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài là chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, phát sinh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và được sử dụng chữ viết bằng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán.

Những nội dung bắt buộc phải dịch sang tiếng nước ngoài

Căn cứ, khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán 2015 quy định một số nội dung chủ yếu trong chứng từ kế toán cần bắt buộc phải được dịch sang tiếng nước ngoài bao gồm:

nội dung chủ yếu trong chứng từ kế toán cần bắt buộc phải được dịch sang tiếng nước ngoài

Nguyên tắc dịch dịch chứng từ kế toán

Khoản 5 Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CP giải thích trường hợp các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài như sau:

Theo đó, khi sử dụng để ghi sổ kế toán và bập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán 2015 ra Tiếng Việt

Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch tử tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra Tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra Tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra Tiếng việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước co thẩm quyền.

Ngôn ngữ chính giao dịch với cơ quan thuế

Khi doanh nghiệp sử dụng chứng từ kế toán và các loại giấy tờ khác có liên quan để giao dịch, kê khai với cơ quan thuế thì ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế phải theo Điều 85 Thông tu 80/2021/TT-BTC.

Cụ thể, ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt, đồng thời tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt

Theo đó, người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch

Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế

Đối với hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì tùy vào tính chất của từng loại hợp đồng và yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có), người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng như:

người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng

Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 30, Điều 62 và Điều 70 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Một số câu hỏi liên quan

Khi sử dụng chứng từ nước ngoài để ghi sổ kế toán ở Việt Nam mà không dịch ra Tiếng Việt có bị xử phạt không?

Về hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP như sau:

“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán

b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký

c) Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền

d) Chữ ký của một người không thông nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký

đ) Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ

e) Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định

g) Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng”

Như vậy đối với việc công ty nếu không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra Tiếng Việt thì sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

Ghi sổ kế toán có được sử dụng ngoại tệ hay không?

Tại Điều 4 Thông tu 200/2014/TT-BTC có quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán như sau:

“1. Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

2.Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:

a) Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và

b) Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó

3.Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:

a) Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu)

b) Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.

4.Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.”

Như vậy việc sử dụng ngoại tệ trong kế toán chỉ áp dụng đối với đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định trên và đơn vị kế toán chỉ được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hoặc câu hỏi liên quan đến dịch vụ kế toán thuế bằng tiếng nước ngoài, vui lòng liên hệ Đại lý thuế Việt An để được luật sư tư vấn cụ thể nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ kế toán thuế

    Dịch vụ kế toán thuế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO