Dịch vụ tư vấn luật giải quyết khiếu nại quyết định hành chính
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, việc hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý trước các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước trở thành một vấn đề cấp thiết. Với mục tiêu đồng hành cùng Quý khách hàng trong hành trình bảo vệ quyền lợi hợp pháp, Luật Việt An có cung cấp dịch vụ tư vấn luật giải quyết khiếu nại quyết định hành chính. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc pháp luật cam kết cung cấp giải pháp toàn diện, hiệu quả, giúp khách hàng tháo gỡ những vướng mắc, đạt được kết quả công bằng và minh bạch nhất trong quá trình khiếu nại.
Một số khái niệm liên quan
Khiếu nại là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định về khái niệm khiếu nại như sau:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Thế nào là quyết định hành chính
Quyết định hành chính là một trong những đối tượng khiếu nại ngoài hành vi hành chính. Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 thì quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Ví dụ:
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
Quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
Quyết định giao đất của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 17 đến Điều 26 Luật Khiếu nại 2011. Theo đó, thủ trưởng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính. Cụ thể như sau:
Người có thẩm quyền
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Khiếu nại lần 1
Khiếu nại lần 2
Chủ tịch UBND cấp xã và Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện (1)
Quyết định hành chính của:
– Chính mình ban hành;
– Người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
Chủ tịch UBND cấp huyện (2)
Quyết định hành chính của chính mình.
Quyết định hành chính của (1).
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương (3)
Quyết định hành chính của:
– Chính mình ban hành;
– Cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Giám đốc sở và cấp tương đương (4)
Quyết định định chính của:
– Chính mình ban hành;
– Cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Quyết định hành chính của (3).
Chủ tịch UBND cấp tỉnh (5)
Quyết định hành chính của chính mình.
Quyết định hành chính của (2) và (4).
Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (6)
Quyết định định chính của:
– Chính mình ban hành;
– Cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Bộ trưởng (7)
Quyết định định chính của:
– Chính mình ban hành;
– Cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Quyết định hành chính của (6)
Lưu ý: Khiếu nại lần 2 chỉ được thụ lý giải quyết khi khiếu nại lần 1 đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhưng còn khiếu nại hoặc chưa được giải quyết dù đã quá thời hạn
Thủ tục giải quyết khiếu nại
Bước 1: Công dân thực hiện quyền khiếu nại
Công dân thực hiện khiếu nại thông qua hình thức trực tiếp hoặc đơn theo quy định tại Điều 8 Luật Khiếu nại nếu thấy rằng quyết định hành chính do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật.
Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại
Trường hợp thụ lý khiếu nại: Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết khiếu nại và thông báo bằng văn bản đến những cá nhân, tổ chức như sau:
Người khiếu nại;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến;
Cơ quan thanh tra nhà nước cùng.
Trường hợp không thụ lý khiếu nại: Nêu rõ lý do bằng văn bản.
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm:
Kiểm tra lại quyết định hành chính bị khiếu nại;
Nếu chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh và kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Việc xác minh được thực hiện thông qua 02 hình thức như sau:
Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Tổ chức đối thoại
Mục đích:
Làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại;
Hướng giải quyết khiếu nại.
Người tham gia:
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
Người khiếu nại;
Người bị khiếu nại;
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến khiếu nại.
Trình tự tiến hành:
Người giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản đến những người tham gia khiếu nại;
Tiến hành đối thoại: Người tham gia trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu lại và yêu cầu của mình.
Lập biên bản đối thoại.
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
Người giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại đã và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho những người như sau:
Người khiếu nại;
Người bị khiếu nại (đối với khiếu nại lần 2);
Người giải quyết khiếu nại lần 1 (đối với khiếu nại lần 2);
Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền (đối với khiếu nại lần 1);
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến;
Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp (đối với khiếu nại lần 1).
Đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 thì người giải quyết khiếu nại công bố quyết định theo một trong những hình thức sau:
Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác;
Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại;
Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Bước 6: Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền:
Khiếu nại lần hai (trong trường hợp khiếu nại lần đầu);
Khởi kiện đến Toà án có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng hành chính.
Thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 1
Theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại 2011, thời hạn giải quyết khiếu nại như sau:
Khu vực vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn:
Vụ việc thông thường: 45 ngày;
Vụ việc phức tạp: 60 ngày.
Khu vực còn lại:
Vụ việc thông thường: 30 ngày;
Vụ việc phức tạp: 45 ngày.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2
Tại Điều 37 Luật Khiếu nại 2011 quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 như sau:
Khu vực vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn:
Vụ việc thông thường: 60 ngày;
Vụ việc phức tạp: 70 ngày.
Khu vực còn lại:
Vụ việc thông thường: 45 ngày;
Vụ việc phức tạp: 60 ngày.
Lưu ý: Thời hạn giải quyết khiếu nại được tính kể từ ngày thụ lý giải quyết khiếu nại.
Thời hiệu khiếu nại là bao lâu?
Thời hiệu khiếu nại là một trong những vấn đề quan trọng mà người khiếu nại cần phải lưu ý khi khiếu nại quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 thì thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Tuy nhiên, trong những trường hợp sau đây, người khiếu nại có thể thực hiện khiếu nại quá thời hạn nêu trên:
Ốm đau;
Thiên tai;
Địch họa;
Đi công tác;
Học tập ở nơi xa;
Vì những trở ngại khách quan khác.
Những tài liệu cần chuẩn bị khi khiếu nại
Khi khiếu nại quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền, người khiếu nại cần chuẩn bị những tài liệu như sau:
Đơn khiếu nại (trừ trường hợp khiếu nại qua hình thức trực tiếp);
Quyết định hành chính bị khiếu nại;
Các hồ sơ tài liệu có liên quan;
Quyết định và hồ sơ giải quyết khiếu nại lần 1 (nếu khiếu nại lần 2);
Văn bản uỷ quyền (nếu uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại hoặc tham gia giải quyết khiếu nại).
Dịch vụ tư vấn giải quyết khiếu nại hành chính của Luật Việt An
Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo đơn khiếu nại và hồ sơ gửi kèm đơn khiếu nại;
Tư vấn căn cứ khiếu nại;
Tư vấn, đánh giá yêu cầu khiếu nại;
Tư vấn thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại;
Đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền khiếu nại hoặc tham gia giải quyết khiếu nại.
Tư vấn về việc khởi kiện hành chính (nếu có).
Dịch vụ tư vấn luật giải quyết khiếu nại quyết định hành chính của chúng tôi cam kết đồng hành cùng Quý khách hàng trong mọi giai đoạn của vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp phá của Quý khách hàng. Nếu có vướng mắc về bài viết hoặc có yêu cầu hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.