Thủ tục mở phòng khám răng

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân khi đời sống ngày càng được nâng cao, hiện nay các phòng khám răng được thành lập ngày càng nhiều. Các cơ sở y tế khi thành lập phải tiến hành những thủ tục pháp lý để có thể đi vào hoạt động một cách hợp pháp. Vậy khi mở phòng khám răng, cần lưu ý những thủ tục gì? Sau đây, Luật Việt An sẽ cung cấp những thông tin về thủ tục mở phòng khám răng theo quy định của pháp luật.

Thủ tục mở phòng khám

Căn cứ pháp lý

  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023;
  • Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh chữa bệnh.

Phòng khám răng là gì?

Phòng khám răng là một trong những hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc loại hình phòng khám chuyên khoa theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 của Nghị định 96/2023/NĐ-.

Phòng khám răng thường thực hiện các hoạt động khám, chữa bệnh như: Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt; Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng; Làm răng, hàm giả; Chỉnh hình răng miệng; Chữa răng và điều trị nội nha;…

Thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động phòng khám răng

Theo Điều 67 của Nghị định 96/2023/NĐ-CP, thì thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phòng khám răng được quy định:

  • Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám răng trực thuộc Bộ Y tế.
  • Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động đối với các phòng khám răng trên địa bàn quản lý.

Thủ tục mở phòng khám răng

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phòng khám răng.

Theo Điều 60 của Nghị định 96/2023/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của phòng khám răng được lập thành 01 bộ và bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề của người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó;
  • Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăng ký hành nghề;
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, phòng khám răng gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế theo quy định.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ.

  • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động
  • Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:

  • Cơ quan cấp giấy phép hoạt động tổ chức thẩm định điều kiện hoạt động và danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở đề nghị và lập biên bản thẩm định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ;
  • Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải cấp mới giấy phép hoạt động và ban hành quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định;
  • Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải nêu rõ trong nội dung của biên bản thẩm định.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có thể tiến hành kiểm tra thực tế việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị trong trường hợp cần thiết hoặc thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:

  • Cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
  • Sau khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ sở đề nghị gửi văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung.
  • Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thực hiện trình tự theo quy định đối với trường hợp không còn có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc đối với trường hợp cơ sở đã sửa đổi, bổ sung nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.

Bước 4 : Cấp Giấy phép hoạt động cho phòng khám răng và quản lý giấy phép hoạt động

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động công bố trên cổng thông tin điện tử của mình và trển Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các thông tin sau: tên, địa chỉ cơ sở được cấp giấy phép hoạt động; họ, tên và số giấy phép hành nghề người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; số giấy phép hoạt động; phạm vi hoạt động chuyên môn và thời gian hoạt động chuyên môn.

Giấy phép hoạt động được lập thành 02: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị và 01 bản luu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động trừ trường hợp đã trả kết quả trên môi trường điện tử.

Điều kiện mở phòng khám răng theo quy định pháp luật Việt Nam

Giấy phép hoạt động của phòng khám răng chỉ được cấp khi phòng khám đó đáp ứng đủ các điều kiện. Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, phòng khám chuyên khoa răng phải đáp ứng thêm các điều kiện cụ thể quy định tại Điều 43, Điều 47 của Nghị định này:

Quy mô, cơ cấu tổ chức phòng khám

  • Có tối thiểu một chuyên khoa;
  • Trường hợp phòng khám chuyên khoa đáp ứng đủ điều kiện tương ứng với các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 39 Nghị định định 96/2023/NĐ-CP thì được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng với hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó nhưng tối đa không quá 03 hình thức tổ chức.

Cơ sở vật chất

  • Phòng khám phải có nơi đón tiếp người bệnh, phòng khám bệnh có diện tích tối thiểu 10 m2;
  • Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám bệnh phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2;
  • Có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiệt khuẩn dụng cụ.
  • Bố trí tối thiểu 01 ghế răng, diện tích cho mỗi ghế răng tối thiểu 05 m2;
  • Trường hợp thực hiện kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phải có phòng riêng dành cho việc thực hiện kỹ thuật cấy ghép răng (implant) với diện tích tối thiểu 10 m2.

Nhân sự

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau đây:

  • Bác sỹ với phạm vi hành nghề răng;
  • Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa răng.

Điều kiện khác

Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.

Dịch vụ của Luật Việt An liên quan đến thủ tục mở phòng khám răng

  • Tư vấn pháp lý liên quan đến thủ tục mở phòng khám răng;
  • Soạn thảo, hoàn thiện các hồ sơ và trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép phòng khám răng;
  • Theo dõi, thay mặt khách hàng bổ sung giấy tờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền trong quá trình làm thủ tục;
  • Nhận kết quả và bàn giao giấy phép đến cho khách hàng đúng thời hạn.
  • Hỗ trợ, tư vấn pháp lý thường xuyên cho khách hàng sau thành lập.

Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ hồ sơ, thủ tục mở phòng khám răng, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO