Điều kiện mở phòng khám y học cổ truyền

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1893/QĐ-TTg quyết định ban hành Chương trình phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đến năm 2030 với mục tiêu phát triển toàn diện y học cổ truyền, tăng cường kết hợp y học cổ truyền với y dược hiện đại nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Điều này tạo cơ hội và điều kiện để phát triển các cơ sở khám chữa bệnh về y học cổ truyền, nhất là các phòng khám y học cổ truyền. Sau đây, Luật Việt An sẽ phân tích điều kiện mở phòng khám y học cổ truyền theo quy định pháp luật.

Thủ tục mở phòng khám

Căn cứ pháp lý

  • Cam kết WTO của Việt Nam;
  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023;
  • Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

Phòng khám y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền được hiểu là ngành y học nghiên cứu các kiến thức, kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh truyền thống được phát triển, đúc kết qua nhiều thế hệ trong các quốc gia, xã hội khác nhau. Để hoạt động trong lĩnh vực y học cổ truyền, có thể thành lập các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phòng khám.

Phòng khám y học cổ truyền là một trong những hình thức phòng khám của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Theo đó, phòng khám y học cổ truyền được hiểu là hình thức phòng khám theo những phương pháp truyền thống của y học cổ truyền.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, đối với trường hợp thành lập phòng khám y học cổ truyền, nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với “Dịch vụ nha khoa và khám bệnh” theo CPC 9312. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Lưu ý, vốn đầu tư tối thiểu cho cơ sở điều trị chuyên khoa theo cam kết  là 200 nghìn đô la Mỹ.

Điều kiện mở phòng khám y học cổ truyền

Để phòng khám y học cổ truyền được hoạt động hợp pháp, cơ sở phòng khám cần tiến hành thủ tục xin Giấy phép hoạt động đối với với phòng khám y học cổ truyền. Giấy phép hoạt động được cấp khi cơ sở phòng khám phải đáp ứng những điều kiện chung đối với cơ sở khám chữa bệnh quy định tại Điều 40 và những điều kiện riêng quy định tại Điều 46 Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Cụ thể:

Về cơ sở vật chất

Cũng như các cơ sở phòng khám khác, phòng khám y học cổ truyền phải có địa điểm cố định đáp ứng các quy định của pháp luật về: an toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ (nếu có); bảo đảm đủ điện, nước phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, có biển hiệu, có sơ đồ và biển chỉ dẫn đến các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn, hành chính;

Ngoài ra, phòng khám phải có nơi đón tiếp người bệnh, phòng khám bệnh có diện tích tối thiểu 10 m2.

Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

  • Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám bệnh phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2;
  • Trường hợp có xông hơi thuốc thì phải có phòng xông hơi có diện tích tối thiểu 02 m2 và phải kín nhưng đủ ánh sáng;
  • Trường hợp thực hiện chế biến, bào chế thuốc cổ truyền thì phải đáp ứng tiêu chuẩn chế biến, bào chế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Về thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh

Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc:

  • Có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trắng có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài;
  • Có cân thuốc và phân chia các vị thuốc theo thang, giấy gói thuốc.

Trường hợp thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt phải có tối thiểu các thiết bị sau:

  • Có giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
  • Có đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
  • Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vựng châm.

Trường hợp có xông hơi thuốc: phải có hệ thống tạo hơi thuốc, van điều chỉnh, có bảng hướng dẫn xông hơi và hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.

Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.

Về nhân sự

Phòng khám chuyên khoa phải có đủ người hành nghề theo quy mô, danh mục kỹ thuật và đạt tỷ lệ người hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, và:

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề toàn thời gian của cơ sở và có phạm vi hành nghề phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, có thời gian hành nghề ở phạm vi đó tối thiểu 36 tháng, trừ trường hợp người hành nghề có chức danh là lương y, người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  • Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp giấy phép hành nghề (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, kỹ sư công nghệ sinh học, cử nhân công nghệ sinh học và các đối tượng khác) được phép thực hiện các hoạt động chuyên môn theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn và khả năng của người đó.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám y học cổ truyền phải là người hành nghề thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau đây:

  • Bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền;
  • Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa y học cổ truyền.

Lưu ý: để được hành nghề y học cổ truyền, cần tiến hành thủ tục để được cấp Giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh đối với chức danh chuyên môn là bác sỹ. Để được cấp Giấy phép hành nghề, cần phải đáng ứng những điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. Trong đó cần lưu ý về việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề đối với chức danh bác sỹ y học cổ truyền theo mục 2 Chương II của Nghị định 96/2023/NĐ-CP.

Phòng khám y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại

Nhằm hiện thức hóa Quyết định 1893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, tại Chương VI Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 đã có những quy định nhằm khuyến khích phát triển khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền  nếu đáp ứng đủ điều kiện cũng như kết hợp y học cổ truyền và hiện đại.

Theo Điều 87 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, phòng khám y học cổ truyền có thể kết hợp thực hiện y học cổ truyền với y học hiện đại được thực hiện như sau:

  • Sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại để khám chữa bệnh và theo dõi, đánh giá kết quả điều trị;
  • Chỉ người hành nghề có đủ điều kiện mới được chỉ định phương pháp chữa bệnh, kê đơn thuốc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

Hồ sơ xin Giấy phép hoạt động

Để được cấp Giấy phép hoạt động phòng khám, cơ sở phòng khám cần tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền. Theo Điều 60 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phòng khám y học cổ truyền bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám y học cổ truyền;
  • Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề theo của người phụ trách bộ phận chuyên môn của phòng khám y học cổ truyền;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó;
  • Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăng ký hành nghề tại cơ sở;
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
  • Giấy ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.

Dịch vụ mở phòng khám y học cổ truyền của Luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về điều kiện, thủ tục mở phòng khám y học cổ truyền;
  • Soạn thảo, hoàn thiện các hồ sơ xin cấp giấy phép phòng khám;
  • Đại diện khách hàng tiến hành thủ tục mở phòng khám y học cổ truyền với cơ quan có thẩm quyền liên quan;
  • Hỗ trợ, tư vấn pháp lý thường xuyên cho khách hàng sau khi được cấp Giấy phép.

Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về mở phòng khám y học cổ truyền cũng như những vấn đề pháp lý về hoạt động của các cơ sở khám bệnh chữa bệnh, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO