Trong môi trường kinh doanh ngày càng phát triển và đầy thách thức, việc hiểu rõ về tình hình pháp lý của một doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Việc thẩm định pháp lý doanh nghiệp không chỉ giúp các nhà đầu tư, đối tác, hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp có cái nhìn chính xác về tình trạng pháp lý của đơn vị mình mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, đặc biệt trong các giap dịch mua bán sáp nhật. Tại bài viết này, Luật Việt An sẽ giới thiệu các dịch vụ thẩm định pháp lý doanh nghiệp cho quý khách hàng tham khảo.
Thẩm định pháp lý doanh nghiệp là gì?
Thẩm định pháp lý doanh nghiệp (Legal Due Diligence – LDD) là một thuật ngữ không còn xa lạ với hầu hết doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, do tính chất của LDD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những thương vụ lớn như: Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, các thương vụ nhượng quyền thương mại (Franchise) hoặc đơn giản là khi các doanh nghiệp muốn ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh,…
Thẩm định pháp lý doanh nghiệp là việc soát xét toàn bộ các yếu tố pháp lý đã cấu thành nên và duy trì sự hiện diện, tồn tại của một doanh nghiệp.
Kết quả của việc thẩm định pháp lý doanh nghiệp là một Bản báo cáo được thể hiện một cách khoa học, logic, phản ánh đầy đủ, khách quan tất cả các thông tin thẩm định pháp lý của doanh nghiệp được thẩm định cùng với những chú giải của các chuyên gia pháp lý giúp cho người đọc có một cái nhìn toàn diện, đánh giá được một cách chính xác thực trạng pháp lý của doanh nghiệp.
Tại sao cần thẩm định pháp lý doanh nghiệp?
Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Đánh giá xem doanh nghiệp có tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh, hợp đồng lao động, thuế, bảo vệ quyền lợi người lao động, bảo vệ môi trường, v.v.
Phát hiện và giảm thiểu rủi ro pháp lý: Giúp phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong các hợp đồng, giấy phép, quyền sở hữu trí tuệ hoặc các tranh chấp pháp lý hiện tại hoặc tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Bảo vệ quyền lợi các bên liên quan: Đảm bảo các quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư, đối tác và nhân viên được bảo vệ và không bị xâm phạm.
Hỗ trợ các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A): Trong các giao dịch mua bán hoặc sáp nhập, dịch vụ thẩm định pháp lý giúp các bên tham gia đánh giá các yếu tố pháp lý của đối tác tiềm năng, từ đó đưa ra quyết định chính xác.
Quyết định đầu tư chính xác: Đối với nhà đầu tư, việc thẩm định pháp lý giúp họ hiểu rõ về tình hình pháp lý của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư chính xác và an toàn.
Tiết kiệm chi phí: Việc phát hiện sớm các vấn đề pháp lý giúp doanh nghiệp tránh được các khoản chi phí liên quan đến việc xử lý tranh chấp, kiện tụng, hoặc điều chỉnh lại các hợp đồng.
Một số loại hình thẩm định pháp lý doanh nghiệp hiện nay là gì?
Hiện nay, có một số loại hình thẩm định pháp lý doanh nghiệp bao gồm:
Thẩm định pháp lý của bên mua
Thẩm định pháp lý của bên bán
Thẩm định pháp lý về tuân thủ
Thẩm định pháp lý tài chính, hoạt động, khách hàng, thuế,…
Tùy thuộc vào quy mô công ty và ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động mà sẽ có những lĩnh vực cần thẩm định pháp lý khác nhau. Thông thường, khi thẩm định pháp lý doanh nghiệp sẽ tiến hành thẩm định tổ chức công ty, quy mô công ty, sản phẩm của công ty, thị trường mà công ty đang hướng tới, các hợp đồng thương mại, hệ thống thông tin, các quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan đến đối thủ cạnh tranh.
Dịch vụ thẩm định pháp lý doanh nghiệp bao gồm những nội dung nào?
Dịch vụ thẩm định pháp lý thường bao gồm một loạt các yếu tố cần kiểm tra và đánh giá, bao gồm:
Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Kiểm tra giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động trong các ngành nghề đặc thù, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và tuân thủ các quy định hiện hành.
Các thông tin về doanh nghiệp từ thời điểm thành lập; loại hình doanh nghiệp; thời hạn hoạt động; trụ sở chính và các chi nhánh, văn phòng đại diện, cửa hàng cũng như ngành nghề kinh doanh cũng sẽ được Luật Việt An thẩm tra pháp lý tổng hợp, phân tích và đánh giá.
Vốn và cơ cấu vốn
Mức vốn đăng ký, mức vốn thực tế đã được góp, loại tài sản đăng ký góp vốn và loại tài sản thực góp, cơ cấu vốn sẽ được kiểm tra và thẩm định để nhà đầu tư hiểu rõ.
Hợp đồng và thỏa thuận
Đánh giá các hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký kết, bao gồm hợp đồng lao động, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng thuê mướn, hợp đồng mua bán tài sản,…
Luật Việt An sẽ báo cáo nội dung chính của những hợp đồng quan trọng, có giá trị lớn mà doanh nghiệp đã ký kết. Theo đó, chỉ ra những vấn đề chưa rõ ràng, những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải dựa trên các điều khoản của hợp đồng/thỏa thuận. Từ đó, giúp nhà đầu tư xác định được các quyền và nghĩa vụ pháp lý và tránh những rủi ro pháp lý có thể phát sinh.
Tài sản và quyền sở hữu
Kiểm tra quyền sở hữu tài sản, bao gồm đất đai, nhà xưởng, thiết bị, tài sản trí tuệ (nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế) và các hợp đồng liên quan đến quyền sở hữu.
Điều này nhằm đánh giá để xem xét liệu rằng doanh nghiệp có đang sở hữu hợp pháp các tài sản này hay không, và những tài sản này liệu có đang bị tranh chấp, vi phạm quyền không.
Hồ sơ tranh chấp và kiện tụng
Kiểm tra các vụ kiện tụng, tranh chấp pháp lý hiện tại hoặc tiềm năng mà doanh nghiệp có thể đối mặt. Việc này giúp nhận diện các vấn đề pháp lý có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và hoạt động của doanh nghiệp.
Thuế và nghĩa vụ tài chính
Đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ thuế và tài chính của doanh nghiệp, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân và các khoản nợ phải trả.
Lao động và bảo hiểm xã hội
Đảm bảo rằng doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động, từ hợp đồng lao động, chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội cho đến các quyền lợi khác.
Ngoài những lĩnh vực chính trên đây, tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà Luật Việt An sẽ thẩm tra thêm các lĩnh vực, vấn đề khác theo nhu cầu.
Kết quả của việc thẩm tra pháp lý sẽ là một báo cáo thẩm tra pháp lý, trong đó cung cấp cho doanh nghiệp tình trạng pháp lý theo từng lĩnh vực liên quan, các rủi ro mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ đối mặt, đánh giá về mức độ rủi ro và lưu ý các vấn đề cần phải quan tâm khi thực hiện giao dịch pháp lý.
Lưu ý hồ sơ cần cung cấp khi sử dụng dịch vụ thẩm định pháp lý doanh nghiệp
Hồ sơ tổ chức doanh nghiệp
Quyết định thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Giấy chứng nhận mã số thuế.
Biên bản góp vốn.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện).
Hồ sơ tài sản doanh nghiệp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan.
Hồ sơ công trình xây dựng (giấy phép xây dựng, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công).
Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Tài liệu liên quan đến phương tiện vận chuyển và các tài sản khác.
Hồ sơ tài chính, thuế
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Bảng cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ, và kết quả hoạt động kinh doanh trong 5 năm gần nhất.
Hợp đồng thuê/hợp tác sử dụng mặt bằng/cho mượn/chuyển nhượng mặt bằng/ hợp đồng khác liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất trong hoạt động của doanh nghiệp.
Danh sách khi khai trình/báo cáo sử dụng lao động.
Danh sách người lao động được đóng bảo hiểm xã hội và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân kèm theo xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền.
Thang, bảng lương đã đăng ký.
Quy trình tiến hành dịch vụ thẩm định pháp lý của doanh nghiệp
Bước 1: Khách hàng cung cấp thông tin pháp lý liên quan
Bước 2: Luật Việt An lập kế hoạch thẩm định
Bước 3: Luật Việt An tiến hành thẩm định
Bước 4: Soạn thảo báo cáo thẩm định pháp lý. Hoàn thiện và bàn giao kết quả.
Các yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn dịch vụ luật sư thẩm định pháp lý
Khi lựa chọn dịch vụ thẩm định pháp lý, doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố sau:
Chuyên môn và kinh nghiệm: Đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ có đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, hiểu rõ về các quy định pháp luật trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Chất lượng báo cáo: Báo cáo thẩm định phải chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu, với các đề xuất cụ thể để khắc phục các vấn đề pháp lý.
Đảm bảo tính bảo mật: Các thông tin và tài liệu của doanh nghiệp cần được bảo mật tuyệt đối trong suốt quá trình thẩm định.
Dịch vụ hỗ trợ hậu thẩm định: Ngoài việc thẩm định, một số dịch vụ còn cung cấp tư vấn pháp lý, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề phát sinh sau khi thẩm định.
Dịch vụ thẩm định pháp lý doanh nghiệp của Luật Việt An
Tư vấn thẩm định tình trạng pháp lý của doanh nghiệp về loại hình, giấy phép, ngành nghề,…
Tư vấn thẩm định vốn, cơ cấu vốn;
Thẩm định rủi ro pháp lý trong hợp đồng quan trọng, có giá trị lớn;
Thẩm định về tài sản và quyền sở hữu như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ,…
Thẩm định hồ sơ tranh chấp, kiện tụng;
Thẩm định về tài chính, thuế, lao động,…
Tư vấn thẩm định pháp lý chuyên sâu trong các giao dịch M&A;…
Thẩm định pháp lý là một bước quan trọng, đặc biệt trong các giao dịch M&A, giúp xác định và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Qúy khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thẩm định pháp lý doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!