Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên dựa trên sự tự nguyện và bình đẳng nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào hợp đồng cũng duy trì được hiệu lực, có những trường hợp mà vì lý do chủ quan hoặc khách quan làm cho hợp đồng bị vô hiệu, dẫn đến việc các thoả thuận ban đầu không có giá trị pháp lý và kéo theo nhiều quả pháp lý khác nhau. Vậy những hậu quả đó là gì? Hãy cùng Công ty Luật Việt An tìm hiểu trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Dân sự 2015.

Hợp đồng vô hiệu là gì?

Bộ Luật Dân sự 2015 không có quy định để giải thích cụ thể hợp đồng vô hiệu là gì mà chỉ đưa ra các dấu hiệu pháp lý để nhận biết hợp đồng vô hiệu. Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự 2015 quy định rằng: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện giao dịch dân sự có hiệu lực thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác. Đồng thời, Điều 407 Bộ luật dân sự cũng quy định rằng: các quy định từ điều 123 đến 133 về giao dịch dân sự cũng được áp dụng với hợp đồng vô hiệu.

Như vậy, có thể hiểu rằng hợp đồng vô hiệu là những hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định, do đó nó không có giá trị pháp lý và không tạo ra bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào cho các bên tham gia.

Các trường hợp làm cho hợp đồng vô hiệu

Theo quy định tại của Bộ luật dân sự 2015 có 8 trường hợp làm hợp đồng vô hiệu như sau:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội: Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn: Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình: Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức: một số hợp đồng sẽ yêu cầu về hình thức của hợp đồng, ví dụ: hợp đồng mua bán bất động sản, hợp đồng kinh tế,… Nếu các bên không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về mặt hình thức của các hợp đồng thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu
  • Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được: Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

Về giá trị pháp lý của hợp đồng

Hợp đồng vô hiệu là loại hợp đồng không tạo ra quyền và nghĩa vụ cho các bên kể từ thời điểm giao kết. Điều này có nghĩa là các bên không phải thực hiện những cam kết đã được ghi trong hợp đồng. Thậm chí, dù hợp đồng đã được thực hiện trên thực tế hay chưa, nó vẫn bị xem là không có giá trị pháp lý. Do đó, để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu lực của hợp đồng, các bên nên thận trọng và tuân thủ đúng quy định pháp luật trong quá trình lập và thực hiện hợp đồng.

Về mặt lợi ích vật chất

  • Khi giao dịch dân sự bị vô hiệu, nguyên tắc cơ bản là khôi phục lại tình trạng ban đầu của các bên và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Điều này đảm bảo tính công bằng và bình đẳng cho các bên tham gia giao dịch, đồng thời giúp giải quyết các vấn đề phát sinh do giao dịch không hợp lệ.
  • Trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu, việc hoàn trả lại hiện vật ban đầu là mục tiêu ưu tiên. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, người mua có thể mất quyền đòi người bán hoàn lại tiền đã thanh toán nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải hoàn lại, thì cả hai bên phải thực hiện việc này cùng một lúc.
  • Tuy nhiên, có những trường hợp không thể hoàn trả lại hiện vật do các lý do khách quan, chẳng hạn như hàng hóa đã bị tiêu hủy hoặc không còn tồn tại. Việc khôi phục lại tình trạng ban đầu không áp dụng đối với mọi trường hợp, do đó quy định trị giá thành tiền là một giải pháp linh hoạt giúp đảm bảo tính công bằng trong việc xử lý các trường hợp đặc biệt.
  • Trong tình huống như vậy, pháp luật quy định rõ ràng rằng bên nhận phải trả lại một khoản tiền có giá trị tương đương với giá trị thực hiện vật tại thời điểm giao dịch. Việc này giúp đảm bảo rằng các bên không gánh chịu thiệt hại quá mức do việc không thể hoàn trả hiện vật ban đầu. Điều này cũng giữ cho các bên có quyền nhận lại giá trị tương đương của giao dịch, tránh việc bị mất mát không công bằng.

Xử lý các khoản lợi thu được từ hợp đồng vô hiệu

Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, những hoạ lợi, lợi tức đã thu được từ việc thực hiện hợp đồng, nếu thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu, sẽ được trả lại cho chủ sở hữu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bên thứ ba ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức

Theo quy định của BLDS 2015, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khoong phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Như vậy, việc bên thứ ba có phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức hay không phụ thuộc vào sự ngay tình hay không ngay tình của bên nhận tài sản như các quy định về hoàn trả tài sản do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu

Trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu và gây ra thiệt hại, nguyên tắc chung là bên gây ra lỗi phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại. Tuy nhiên, trong thực tế có thể xảy ra các trường hợp lỗi từ cả hai bên, khiến việc xác định trách nhiệm bồi thường trở nên phức tạp hơn. Khi xảy ra tình huống này, Tòa án có trách nhiệm xem xét và xác định mức độ lỗi của từng bên để quyết định về trách nhiệm bồi thường tương ứng. Điều này đòi hỏi Tòa án phải cân nhắc kỹ lưỡng các tình tiết và bằng chứng liên quan để đưa ra quyết định công bằng và hợp lý. Mức độ lỗi của mỗi bên sẽ quyết định đến phần trách nhiệm bồi thường mà bên đó phải chịu. Nếu một bên có phần lỗi lớn hơn và gây ra thiệt hại nghiêm trọng, thì trách nhiệm bồi thường của bên đó sẽ cao hơn so với bên khác. Trong khi đó, nếu cả hai bên đều có lỗi và gây ra thiệt hại, thì trách nhiệm bồi thường có thể được phân chia tùy theo đóng góp lỗi của mỗi bên.

Phân loại hợp đồng vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

Dựa vào các cách tiếp cận khách nhau về hợp đồng vô hiệu, chúng ta có thể dựa trên những tiêu chí nhất định để phân loại hợp đồng vô hiệu thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:

  • Dựa trên thủ tục tố tụng:
    • Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối: là những hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu do hợp đồng vi phạm các quy định của pháp luật, xâm phạm tới lợi ích của nhà nước hoặc cộng đồng. Một số trường hợp hợp đồng bị coi là vô hiệu tuyệt đối như: vô hiệu do giả tạo; mục đích, nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
    • Hợp đồng vô hiệu tương đối: là hợp đồng bị vô hiệu trong các trường hợp còn lại.
  • Dựa trên nội dung của hợp đồng:
    • Hợp đồng vô hiệu toàn bộ: là loại hợp đồng có toàn bộ nội dung bị vô hiệu.
    • Hợp đồng vô hiệu từng phần: là loại hợp đồng có một phần nội dung không có hiệu lực, nhưng các phần nội dung còn lại vẫn có hiệu lực thi hành và các bên vẫn buộc phải thi hành các nghĩa vụ quy định ở phần đó.

Quý khách có nhu cầu tư vấn liên quan đến pháp luật dân sự, soạn thảo hợp đồng xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn hợp đồng

    Tư vấn hợp đồng

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO