Hợp đồng vô hiệu một phần giải quyết như thế nào?

Hợp đồng vô hiệu một phần là gì? Hợp đồng vô hiệu một phần giải quyết như thế nào? Đây là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều các chủ thể khác nhau tham gia vào hợp đồng. Để giải đáp cho thắc mắc này của quý khách hàng, công ty Luật Việt An sẽ đưa ra bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015.

Giao dịch dân sự

Dựa theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 về giao dịch dân sự, có thể hiểu giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo đó, có thể nhận thấy rằng hợp đồng chính là một giao dịch dân sự. Hợp đồng vô hiệu cũng có thể sử dụng cách gọi khác là giao dịch dân sự vô hiệu. Vấn đề này cũng đã được quy định tại Điều 407 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 về Hợp đồng vô hiệu.

Hợp đồng vô hiệu

Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu, nếu pháp luật không có quy định khác, giao dịch dân sự vô hiệu khi không đáp ứng được các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực như theo các quy định của pháp luật, thì giao dịch dân sự đó bị coi là vô hiệu.

Điều kiện để một giao dịch dân sự hay một hợp đồng có hiệu lực được quy định một cách chi tiết tại Điều 117 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015. Cụ thể, điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự bao gồm các điều kiện sau:

  • Chủ thể tham gia vào giao dịch có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với các giao dịch dân sự mà chủ thể đó xác lập;
  • Chủ thể tham giao vào bất kỳ một giao dịch dân sự nào cũng đều phải hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của mình, không được trong hoàn cảnh bị người khác ép buộc hay đe dọa làm cản trở sự tự do ý chí của mình;
  • Mục đích cũng như các nội dung trong giao dịch dân sự không được phép vi phạm vào các điều mà pháp luật nghiêm cấm. Đồng thời, cũng không được trái với các nguyên tắc đạo đức xã hội.
  • Nếu giao dịch dân sự yêu cầu về hình thức, thì hình thức của giao dịch dân sự sẽ trở thành một trong các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực. Các trường hợp yêu cầu về hình thức của giao dịch dân sự đã được pháp luật quy định.

Hợp đồng vô hiệu một phần giải quyết như thế nào?

Hợp đồng vô hiệu một phần

Trước khi trả lời cho câu hỏi Hợp đồng vô hiệu một phần giải quyết như thế nào, cần phải hiểu thế nào là hợp đồng vô hiệu. Một khi đã hiểu rõ bản chất thì mới có thể đi giải quyết được vấn đề.

Căn cứ theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần, theo đó, giao dịch dân sự vô hiệu từng phần là khi một phần của nội dung giao dịch dân sự vô hiệu nhưng phần bị vô hiệu này không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch dân sự.

Chẳng hạn, công ty A và công ty B cùng giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, theo đó, công ty A sẽ giao hàng thành 3 đợt cho công ty B, giá trị các đơn hàng lần lượt là 30 triệu đồng, 55 triệu đồng và 40 triệu đồng. Tuy nhiên, người tham gia ký kết đại diện cho công ty A không có thẩm quyền ký kết các giao dịch trên 40 triệu đồng. Do đó, giao dịch có trị giá 55 triệu đồng sẽ bị vô hiệu.

Trong tình huống trên, hợp đồng đã bị vô hiệu một phần do đại diện của một bên trong hợp đồng không có thẩm quyền ký kết các giao dịch trên 40 triệu đồng, nhưng phần vô hiệu này không ảnh hưởng tới các phần khác của hợp đồng như việc giao lô hàng có trị giá 30 triệu đồng và 40 triệu đồng.

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu một phần

Dựa trên quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, kết hợp với quy định tại Điều 130 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần, có thể suy ra hợp đồng vô hiệu một phần sẽ dẫn tới các hậu quả pháp lý sau:

  • Một phần của hợp đồng bị vô hiệu, phần còn lại vẫn có hiệu lực.
  • Phần bị vô hiệu của hợp đồng sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
  • Phần hợp đồng bị vô hiệu thì các bên trong hợp đồng phải khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận hoặc quy đổi bằng hiện vật để hoàn trả.
  • Bên nào trong hợp đồng có lỗi gây ra thiệt hại cho bên còn lại vì khiến hợp đồng bị vô hiệu một phần thì phải bồi thường để bù lại phần bị vô hiệu đó.

Hợp đồng vô hiệu một phần giải quyết như thế nào?

Dựa vào hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu một phần đã được đưa ra bên trên, có thể chia hợp đồng vô hiệu một phần thành hai phần tách biệt như sau:

  • Phần hợp đồng bị vô hiệu;
  • Phần hợp đồng không bị vô hiệu.

Để giải quyết hợp đồng vô hiệu một phần, phải giải quyết cả hai phần vô hiệu và không bị vô hiệu của hợp đồng. Theo đó, về cơ bản, hợp đồng vô hiệu một phần có thể được giải quyết theo cách sau:

  • Đối với phần hợp đồng bị vô hiệu:
  • Hiệu lực của phần bị vô hiệu trong hợp đồng này sẽ không còn;
  • Các bên trong hợp đồng khôi phục lại tình hoàn trả cho nhau những gì đã nhận hoặc quy đổi bằng hiện vật để hoàn trả liên quan đến phần hợp đồng bị vô hiệu.
  • Bên có lỗi trong hợp đồng khiến cho hợp đồng bị vô hiệu một phần sẽ phải bồi thường cho bên bị thiệt hại tương ứng với các thiệt hại bị gây ra do một phần của hợp đồng bị vô hiệu.
  • Hoặc các bên trong hợp đồng có thể đưa ra một thỏa thuận khác để bù đắp lại cho phần hợp đồng bị vô hiệu này.
  • Đối với phần hợp đồng không bị vô hiệu:
  • Phần hợp đồng không bị vô hiệu thì hiệu lực của phần này sẽ không bị mất đi mà vẫn còn nguyên vẹn.
  • Các bên trong hợp đồng sẽ tiếp tục thực hiện phần còn lại của hợp đồng theo đúng như những gì các bên đã cam kết trong hợp đồng.

Lưu ý dành cho doanh nghiệp liên quan đến hợp đồng vô hiệu một phần

Khi giao kết hợp đồng mà xảy ra lỗi của một trong các bên trong hợp đồng có thể khiến hợp đồng bị vô hiệu, doanh nghiệp trong hợp đồng trước hết cần phải xác định hợp đồng sẽ bị vô hiệu toàn bộ hay hợp đồng chỉ bị vô hiệu một phần.

Lý do là bởi hợp đồng vô hiệu toàn bộ sẽ khiến toàn bộ hiệu lực của hợp đồng bị mất đi, các bên sẽ không tiếp tục thực hiện hợp đồng này và phải hoàn trả lại cho nhau tất cả những gì đã nhận. Trong khi đó, hợp đồng vô hiệu một phần sẽ chỉ khiến một phần của hợp đồng bị mất đi hiệu lực, còn phần còn lại của hợp đồng vẫn còn hiệu lực và các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện theo những gì mình đã cam kết.

Việc phân định giữa hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu một phần này cần đến sự hỗ trợ, trợ giúp bởi các chuyên gia có kiến thức chuyên môn như đội ngũ luật sư, tư vấn viên của công ty Luật Việt An.

Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về hợp đồng vô hiệu một phần giải quyết như thế nào xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn hợp đồng

    Tư vấn hợp đồng

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO