Hoàn trả những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu

Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Theo đó sau khi hợp đồng được giao kết có rất nhiều trường hợp hợp đồng bị vô hiệu bởi nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như vi phạm điều cấm của luật, vi phạm điều kiện giao kết… Do vậy nếu các bên đã tiến hành một số nội dung của hợp đồng thi lúc này phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Việc hoàn trả phải được các bên thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật dân sự 2015

Hợp đồng vô hiệu là gì?

Khi hợp đồng không đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định, hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Hợp đồng vô hiệu được hiểu là những giao dịch có sự thể hiện ý chí của các bên tham gia nhưng có sự vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đã được quy định trong bộ luật dân sự.

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được hiểu là những hệ quả phát sinh theo quy định của pháp luật trong trường hợp hợp đồng ô hiệu. Hợp đồng vô hiệu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ thể tham gia giao dịch mà còn ảnh hưởng xấu trực tiếp đến xã hội. Những hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, về quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao kết hợp đồng, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 thì một hợp đồng vô hiệu sẽ không không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Thứ hai, phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì dã nhận. Tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả”. Việc hoàn trả lại những gì đã nhận là một biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của hợp đồng đã ký.
  • Thứ ba, khi hợp đồng vô hiệu, bên ngay tình được bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định tại khoản 3 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015, theo đó không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức thu được từ giao dịch vô hiệu.
  • Thứ tư, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Ngoài việc giir quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu bằng nghĩa vụ hoàn trả thì một trong các bên còn phải bồi thường trong trường hợp gây ra thiệt hại, phạm vi bồi hường sẽ phụ thuộc vào mức độ lỗi và thiệt hại thực tế xảy ra.

Quy định pháp luật về việc hoàn trả những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu

Tại khoản 1 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu như sau: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.”

Như vậy có thể thấy hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không có giá trị pháp lý tại thời điểm ký kết, do đó không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên, Khi hợp đồng vô hiệu đồng nghĩa với việc nội dung liên quan đến hợp đồng vô hiệu không còn giá trị pháp lý do đó các chủ thể trong hợp đồng sẽ không bị ràng buộc với nhau về quyền và nghĩa vụ.

Tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”

Quy định này chứa đựng hai nội dung rất rõ ràng đó là:

  • Khôi phục lại tình trạng ban đầu, tức mọi thứ trở lại tình trạng đúng như thời điểm trước khi xác lập hợp đồng.
  • Hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận chứ không phải là những vật đã nhận, những tài sản đã nhận hay đối tượng hợp đồng đã nhận.

Đối với các hợp đồng vô hiệu mới xác lập mà chưa thực hiện thì các bên chỉ cần dừng ngay việc thực hiện hợp đồng khi đó các bên chưa nhận của nhau quyền và lợi ích nên không phát sinh nghĩa vụ hoàn trả. Đối với các hợp đồng vô hiệu đang được thực hiện hoặc đã thực hiện xong để khôi phục lại tình trạng ban đầu đòi hỏi các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận từ hợp đồng. Khi đó có thể xảy ra các trường hợp như sau:

  • Đối tượng hoàn trả là tài sản giữ nguyên hiện trạng ban đầu như thời điểm giao kết hợp đồng thì lúc này các bên sẽ chỉ cần hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.
  • Đối tượng hoàn trả là tài sản không còn giữ nguyên hiện trạng ban đầu như thời điểm giao kết hợp đồng, khi đó nếu các bên không thể hoàn trả bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Có thể xảy ra các trường hợp sau đối với tài sản như tài sản bị hư hỏng, giảm giá trị, tài sản đã được tu sửa, xây dựng, cải tạo để tăng giá trị, cụ thể:

  • Trường hợp tài sản đã bị hư hỏng hoặc giảm giá trị thì có thể bên làm hư hỏng, giảm giá trị sẽ phải sửa chữa, phục hồi hoặc nâng cấp lại tài sản.
  • Trường hợp tài sản đã được xây dựng, hoặc cải tạp để làm tăng giá trị hiện nay không có quy định chung của pháp luật về vấn đề này. Việc xử lý các tranh chấp thông thường sẽ do Tòa án quyết định, Tòa án có thể lựa chọn giải pháp theo hướng buộc một bên nhận tài sản đã được làm tăng giá trị và thanh toán thành tiền tương ứng với phần giá trị tài sản tăng thêm cho bên kia.

Căn cứ theo quy định này thì khi hợp đồng vô hiệu việc hoàn trả bằng hiện vật sẽ được ưu tiên hơn phương án hoàn trả bằng tiền. Việc hoàn trả mới chỉ được quy định chung theo Bộ Luật dân sự 2015, có thể hiểu đơn giản là các bên sẽ hoàn trả lại tất cả những gì đã nhận của nhau để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng khi hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên thực tế có thể thấy có rất nhiều những hợp đồng thương mại với đối tượng là dịch vụ, việc một hợp đồng có đối tượng là dịch vụ bị vô hiệu thì việc hoàn trả các “dịch vụ” như thế nào thì chưa có quy định cụ thể.

Một số hạn chế đối với các quy định về việc hoàn trả những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu

Thời điểm hoàn trả

Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 không quy định việc hoàn trả những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu sẽ được tiến hành ở thời điểm nào, nhất là đối với trường hợp cả hai bên đều phải hoàn trả lẫn nhau. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho việc áp dụng luật trên thực tế.

Thực tế cho thấy quy định về việc hoàn trả những gì đã nhận chưa thực sự đảm bảo được lợi ích cho các chủ thể đặc biệt là trong các hợp đồng mua bán nhà ở, quyền sử dụng đất hay hợp đồng vay mượn tài sản. Với bên mua tài sản việc hoàn trả tài sản với họ thường là tổn thất, ngay cả khi họ nhận lại đủ số tiền thị họ cũng không mua được tài sản là nhà đất với số tiền đó.

Trường hợp tài sản đã được làm tăng giá trị khi được chuyển giao thì khi nó được trả lại cho chủ sở hữu lại rắc rối trong việc thanh toán phần giá trị tăng thêm của tài sản đó. Đặc biệt khi bên nhận tài sản từ chối việc thanh toán phần chi phí tăng lên do việc sửa chữa, cải tạo tài sản do bên còn lại tự ý làm tăng giá trị tài sản. Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.

Thực tiễn cho thấy nhiều tường hợp bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây dựng nhà ở hoặc công trình kiên cố nên khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu Tòa án buộc bên nhận chuyển nhượng tháo dỡ công trình trên đất để trả lại hiện trạng đất ban đầu cho bên chuyển nhượng. Mặc dù việc khôi phục lại hiện trạng ban đầu trong trường hợp này là có thể thực hiện được song không phát huy được hiệu quả về mặt kinh tế, đặc biệt là khi tài san tăng thêm có giá trị lớn.

Trường hợp không hoàn trả được tài sản bằng hiện vật

Khoản tiền phải hoàn trả đối với trường hợp không hoàn trả những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu được bằng hiện vật cần được xác định như thế nào hiện nay cũng chưa được pháp luật quy định. Quy định tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 không cho biết trong trường hợp nào các bên “không hoàn trả được bằng hiện vật”, do vậy sẽ gây khó khăn cho quá trình thực hiện đồng thời có thể xuất hiện nhiều trường hợp một trong các bên lợi dụng quy định này khi không muốn trả lại hiện vật cho bên còn lại.

Khôi phục lại tình trạng ban đầu

Quy định về việc các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu là việc không thể đối với trường hợp đối tượng của hợp đồng là công việc hoặc dịch vụ đã được thực hiện. Trong trường hợp này nếu áp dụng quy định “không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền” thì quy định về việc không công nhận quyền và nghĩa vụ của các bên lại không có ý nghĩa.

Như vậy, có thể thấy việc khôi phục lại tình trạng ban đầu trước tiên sẽ dựa vào chế định quyền sở hữu để thực hiện việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, tuy nhiên đối với các trường hợp đối tượng của hợp đồng vô hiệu là dịch vụ, hoa lợi, lợi tức phát sinh thì khi đó việc hoàn trả lại rất phức tạp, cần áp dụng các căn cứ khác chẳng hạn như chế định được lợi không có căn cứ pháp luật, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Thực trạng này cho thấy các quy định về hoàn trả những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu cần phải được hoàn thiện, mang tính khả thi hơn để phụ hợp với thực tế và tạo điều kiện để hợp đồng phát huy hết được vai trò của mình trong nền kinh tế hiện nay.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về pháp luật dân sự, hậu quả của hợp đồng vô hiệu, giải quyết tranh chấp hợp đồng xin vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn hợp đồng

    Tư vấn hợp đồng

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO