Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam

Ngày 06/07/2018, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg chính thức ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20 tháng 8 năm 2018 thay thế hệ thống ngành kinh tế Việt Nam cũ được ban hành theo quyết định 10/2007/QĐ-TTg. Ngành kinh tế trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam là tập hợp các hoạt động kinh tế giống nhau dựa trên 3 tiêu chí xếp theo thứ tự ưu tiên dưới đây:

  • Qui trình và công nghệ sản xuất của hoạt động kinh tế;
  • Nguyên liệu đầu vào mà hoạt động kinh tế sử dụng để tạo ra sản phẩm;
  • Đặc điểm của sản phẩm sản xuất ra của hoạt động kinh tế.

Các cấp ngành nghề theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Theo quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg, danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp mã ngành:

  • Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
  • Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
  • Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
  • Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
  • Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 (bốn) trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Một số lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

  • Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm và phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
  • Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
  • Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
  • Doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tiếp tục hoạt động theo nội dung ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký và không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới. Việc cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới được thực hiện khi doanh nghiệp có nhu cầu hoặc khi doanh nghiệp thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Một số ngành nghề đặc thù trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

  • Ngành xuất nhập khẩu: trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam không có mã ngành xuất nhập khẩu bởi vì:
  • Doanh nghiệp Việt Nam được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Tuy không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh nhưng khi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định của pháp luật chuyên ngành.
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động xuất nhập khẩu được ghi nhận thành ngành nghề theo hướng dẫn của văn bản quy định đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Ngành liên quan đến hoạt động dịch vụ tài chính: Hoạt động ngân hàng và hoạt động dịch vụ tài chính khác. Doanh nghiệp phải liên hệ Ngân hàng nhà nước để được cấp giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh trước khi đăng ký ngành nghề kinh doanh theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.
  • Ngành độc quyền nhà nước: Đối với các ngành nghề thuộc hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam không thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh nhưng thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại (20 ngành nghề) thì doanh nghiệp không được đăng ký các ngành nghề thuộc danh mục.

Một số câu hỏi khi áp mã ngành nghề theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Áp ngành nghề trong hồ sơ thành lập công ty theo mã ngành cấp mấy?

Doanh nghiệp áp mã ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp 4 trong hồ sơ thành lập công ty, hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Có bắt buộc đăng ký ngành nghề kinh doanh chính hay không?

Khi doanh nghiệp đăng ký thành lập công ty bắt buộc phải lựa chọn, kê khai trong hồ sơ nội dung ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Ngành nghề không có trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam có đăng ký được không?

Công ty được quyền đăng ký các ngành nghề không có trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam theo nguyên tắc những ngành, nghề kinh doanh này đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó, trường hợp các ngành nghề chưa có trong quy định văn bản pháp luật mà không thuộc ngành nghề cấm cũng được xem xét ghi nhận đăng ký.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu, hỗ trợ tư vấn liên quan đến mã ngành nghề theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO