Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh rượu

Kinh doanh rượu là một trong những hoạt động kinh doanh được nhiều thương nhân quan tâm do nhu cầu tiêu dùng lớn của thị trường cũng như mức độ phổ biến, quen thuộc đối với người tiêu dùng. Việc hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan về việc kinh doanh rượu là vô cùng quan trọng, nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ tổng hợp những quy định về hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh rượu.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019;
  • Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về sản xuất kinh doanh rượu được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP;
  • Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quy định về rượu

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì rượu được xác định như sau: “Rượu không bao gồm: Bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích.”

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định về khái niệm rượu như sau: “Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.”

Từ các căn cứ trên, có thể hiểu khái niệm kinh doanh rượu bao gồm những hoạt động sau: Hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu; hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Mỗi hoạt động sẽ có những điều kiện riêng. Các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện này.

Các loại giấy phép kinh doanh rượu

Theo các quy định tại Mục 3, Nghị định số 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì có các loại giấy phép kinh doanh rượu như sau:

  • Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp;
  • Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh;
  • Giấy phép phân phối rượu;
  • Giấy phép bán buôn rượu;
  • Giấy phép bán lẻ rượu;
  • Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh rượu

Căn cứ vào quy định tại Điều 15 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP:

  • Được bán rượu do doanh nghiệp sản xuất (trực tiếp hoặc thông qua công ty thành viên, chi nhánh trực thuộc) cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
  • Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Được mua trong nước hoặc nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
  • Được mua rượu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.
  • Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
  • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP.

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh rượu

Hồ sơ xin cấp giấy phép bán lẻ rượu

Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu, như sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
  • Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

Hồ sơ xin cấp giấy phép bán buôn rượu

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu cần có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo khoản 25 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP
  • Bản sao Giấy, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
  • Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu kèm bản sao Giấy phép bán lẻ rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn rượu;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu
  • Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu: Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác; Bản sao Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.

Cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy phép kinh doanh rượu

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh rượu được trao cho:

  • Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;
  • Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn;
  • Đồng thời, tại điều này cung quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.

Một số lưu ý về kinh doanh rượu sau khi được cấp giấy phép

Sau khi nhận giấy phép đăng ký kinh doanh rượu bia xong, Quý khách cần nắm được các thông tin sau đây để quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ, tránh trường hợp vi phạm và bị xử phạt:

Đối với mô hình bán lẻ

  • Chỉ được phép kinh doanh các sản phẩm rượu bia có nguồn gốc rõ ràng và đúng với thông tin đã cam kết trong giấy phép bán lẻ được cấp;
  • Niêm yết bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh bán lẻ rượu tại điểm bán;
  • Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu bia có hiệu lực sử dụng trong 5 năm. Khi đến thời hạn, Quý khách bắt buộc phải làm thủ tục gia hạn trong vòng 30 ngày, tính đến ngày giấy phép hết hạn.

Đối với mô hình bán buôn

  • Các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình bán buôn rượu bia thì chỉ được phép mua rượu bia vào để bán theo đúng nội dung trên giấy phép kinh doanh.
  • Các doanh nghiệp bán buôn rượu bia chỉ được phép kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi được cấp phép;
  • Doanh nghiệp bán buôn rượu vẫn được phép bán lẻ rượu cho các địa điểm kinh doanh phụ thuộc của mình;
  • Giấy phép kinh doanh rượu bia có hiệu lực trong 5 năm. Khi đến thời hạn, Quý khách bắt buộc phải làm thủ tục gia hạn trong vòng 30 ngày, tính đến ngày giấy phép hết hạn.

Không xin giấy phép kinh doanh rượu bị xử phạt ra sao?

Mức xử phạt trong trường hợp không xin giấy phép kinh doanh rượu được quy định tại Điều 25 Nghị định 98/2020/NĐ-CP:

  • Hành vi bán rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên với mục đích tiêu dùng tại chỗ hoặc kinh doanh rượu dưới 5,5 độ mà không thực hiện đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
  • Hành vi sản xuất rượu thủ công có nồng độ từ 5,5 độ trở lên để bán cho các cơ sở có giấy phép sản xuất rượu nhằm mục đích chế biến lại mà không thực hiện đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở sản xuất sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh rượu nói riêng và tìm hiểu thêm về các loại giấy phép khác nói chung, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO