Không có bằng lái xe gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Tình trạng người không có bằng lái xe nhưng điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ luôn ở mức cao, gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của những người tham gia giao thông khác. Hiện nay, nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định pháp luật nhằm hạn chế tình trạng không có bằng lái xe nhưng vẫn cố tình tham gia điều khiển phương tiện giao thông. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giải đáp câu hỏi: Không có bằng lái xe gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019;
  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020;
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP;
  • Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Giấy phép lái xe là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019, giấy phép lái xe là một loại giấy phép được cấp cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng cũng như công dụng của xe cơ giới, người lái xe sẽ được cấp loại giấy phép phù hợp.

Giấy phép lái xe được phân thành hai loại, đó là:

  • Giấy phép lái xe không thời hạn: Hạng A1, A2, A3
  • Giấy phép lái xe có thời hạn: Hạng A4, B1, B2, C, D, E

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, người lái xe phải tham gia và vượt qua kỳ thi sát hạch để được cấp giấy phép lái xe.

Hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ

Theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019 hành vi điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định, điều khiển xe máy chuyên dùng mà không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về pháp luật giao thông, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ.

Ngoài ra, một trong những điều kiện của người lái xe tham gia giao thông được quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019 chính là phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe mà người đó điều khiển.

Xử phạt hành chính khi không có bằng lái xe

Căn cứ theo quy định tại khoản 5, khoản 7, khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì chỉ cần không có bằng lái xe nhưng lại điều khiển xe tham gia giao thông là sẽ bị xử phạt hành chính. Tùy thuộc vào loại hình xe mà người không có bằng lái xe phải chịu những mức phạt khác nhau. Cụ thể:

Xử phạt hành chính khi không có bằng lái xe

Ngoài ra, đối với hành vi không có bằng lái xe, cá nhân không bị áp dụng hình phạt bổ sung khác.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà không có bằng lái xe thì sẽ bị tạm giữ phương tiện trước khi có quyết định xử phạt.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông

Không có bằng lái xe gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm như thế nào? Trên thực tế, người bị tai nạn sẽ bị thiệt hại cả về tài sản và sức khỏe, nghiêm trọng hơn là bị thiệt hại về tính mạng. Do đó, theo quy định tại Điều 589, 590, 591 Bộ luật Dân sự 2015, người không có giấy phép lái xe gây tai nạn giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng của người bị tai nạn giao thông.

Bồi thường thiệt hại về tài sản

Người gây tai nạn phải bồi thường các chi phí sau:

  • Chi phí sửa chữa, khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hư hỏng: Trong trường hợp này có thể là xe máy, xe ô tô,… các loại tài sản khác của người gây tai nạn bị hư hỏng do tai nạn giao thông gây ra. Chi phí được tính theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường.
  • Chi phí về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút
  • Chi phí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại của tài sản
  • Thiệt hại khác do pháp luật quy định

Bồi thường thiệt hại về sức khỏe

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, chi phí bồi thường thiệt hại về sức khỏe được tính như sau:

Bồi thường thiệt hại về sức khỏe khi lái xe gây tai nạn giao thông

Ngoài ra, người gây tai nạn phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị tai nạn phải gánh chịu. Mức bồi thường này sẽ do các bên tự nguyện thỏa thuận với nhau, trong trường hợp không thể tự thỏa thuận được, thì mức bồi thường tối đa cho một người bị tai nạn giao thông là không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Bồi thường thiệt hại về tính mạng

Trong trường hợp không có bằng lái xe gây tai nạn chết người thì sẽ phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, cụ thể:

  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt mạng có nghĩa vụ phải cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết.

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự khi không có bằng lái xe gây tai nạn giao thông

Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, không có giấy phép lái xe nhưng lại điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông mà người điều khiển xe sẽ phải mức hình phạt khác nhau, cao nhất là 15 năm tù và phạt tiền đến 100 triệu đồng.

Trách nhiệm hình sự khi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, người giao xe khi biết rõ người được giao xe không có giấy phép lái xe thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thiệt hại mà người đó gây ra. Cụ thể các mức phạt:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với hành vi:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên

Ngoài hình phạt tù, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.

Dịch vụ tư vấn pháp luật giao thông đường bộ của Luật Việt An

  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ tham gia khởi kiện, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong trường hợp bị tai nạn giao thông;
  • Tư vấn các cá nhân, tổ chức các quy định của pháp luật về hành vi không có bằng lái xe, điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn;
  • Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự: hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến quyền, nghĩa vụ trong vụ án hình sự;
  • Dịch vụ khởi kiện vụ án hình sự, bảo vệ quyền lợi khách hàng trong giải quyết tố tụng;
  • Tư vấn thường xuyên, toàn diện cho khách hàng về các vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông và các lĩnh vực liên quan khác.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về không có bằng lái xe gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm như thế nào? Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật hoặc có thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO