Lập di chúc chung của vợ chồng

Di chúc là gì?

  • Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
  • Theo đó, di chúc là việc thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải bất cứ chủ thể nào khác, mục đích của việc lập di chúc là chuyển dịch tài sản là di sản của mình cho người khác.

Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc miệng

  • Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  • Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Quyền lập di chúc chung của vợ chồng

Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Theo đó, tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  • Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  • Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Di chúc chung của vợ chồng

Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành không quy định về việc lập di chúc chung của vợ chồng. Bởi lẽ, khi muốn sửa chữa, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc phải được sự đồng ý của người còn lại. Ngoài ra, nếu một người đã chết thì người còn lại chỉ được sửa đổi, bổ sung di chúc với phần tài sản của mình. Lúc này, để phân chia và xác định phần tài sản của người này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng không có quy định về việc cấm lập di chúc chung của vợ chồng. Do đó, chỉ cần thỏa mãn các điều kiện chung khi lập di chúc thì di chúc chung của vợ chồng sẽ có hiệu lực.

Về điều kiện người thành lập di chúc

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
  • Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

Về nội dung di chúc

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Về hình thức di chúc

  • Hình thức di chúc không trái quy định của luật. Theo đó, di chúc chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Điều kiện về người làm chứng

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Mẫu di chúc chung của vợ chồng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

DI CHÚC

 

Hôm nay, ngày … tháng … năm …., tại ………………………………………

Chúng tôi là:

Chồng là ông: ……………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số: ………………. cấp ngày: …/…/…, tại: ……………….

Hộ khẩu thường trú ………………………………………………………………….

Và vợ là bà: ………………………………………………………………………….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

Chúng tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để phòng sau khi có sự chuyển biến đột ngột về sức khỏe, chẳng may chúng tôi mất đi thì các con của chúng tôi sẽ căn cứ vào nội dung Di chúc này để phân chia tài sản của chúng tôi, nhằm đảm bảo được tình thương yêu đoàn kết trong gia đình.

  1. DI SẢN ĐỂ LẠI THỪA KẾ

Tài sản chung của chúng tôi có được bao gồm:

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Hiện nay, toàn bộ khối tài sản trên do chúng tôi cùng quản lý sử dụng.

  1. NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN

Nay vợ, chồng chúng tôi cùng nhau lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ Di sản của chúng tôi nêu tại mục I của Di chúc này như sau:

Sau khi cả hai chúng tôi đều qua đời (chết) thì Di sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chúng tôi được nêu tại mục I của Di chúc này sẽ giao những người thừa kế có tên dưới đây:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Bản Di chúc này là bản cuối cùng do chúng tôi lập để định đoạt tài sản hợp pháp của chúng tôi. Bản Di chúc này được thay thế cho tất cả các bản Di chúc đã lập trước đó.

Chúng tôi khẳng định lập Di chúc này trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tự nguyện, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.

Chúng tôi cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung Di chúc này.

Di chúc này được lập trên khổ giấy A4, bằng tiếng Việt, gồm … trang, … bản và được giao cho … mỗi người một bản.

                                                                                          NGƯỜI LẬP DI CHÚC

                                                                                               (Ký, ghi rõ họ tên)        

 

Cách điền mẫu di chúc chung của vợ chồng

  • Về thông tin của người lập di chúc: Cần điền đầy đủ họ và tên, ngày sinh, giấy tờ tùy thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng.
  • Về thông tin tài sản được định đoạt trong di chúc: Điền thông tin tài sản chung của vợ chồng muốn định đoạt để chia thừa kế.
  • Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên đất thì sẽ có thông tin về vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng của căn nhà, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành, … Đối với tài sản là động sản như xe ô tô, xe máy thì phải nêu được thông tin về biển số xe, số giấy đăng ký ô tô, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy, loại xe….
  • Đối với tài sản là thẻ tiết kiệm thì phải nêu được thông tin về ngân hàng nơi lập thẻ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm…
  • Về thông tin của người được hưởng di sản và phần di sản được hưởng: Người lập di chúc cần điền thông tin về nhân thân của người thừa kế, trong đó cần thiết phải nêu ra các giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế, cũng như phần di sản mà người đó được hưởng.
  • Kết thúc bản di chúc, người lập di chúc ký và ghi rõ họ tên. Người làm chứng xác nhận về việc lập di chúc và ký, ghi rõ họ tên để làm căn cứ.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn lập di chúc xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật dân sự

    Pháp luật dân sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO