Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Những tranh chấp này, nếu không được giải quyết, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự vận hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng dễ dàng giải quyết. Các doanh nghiệp thường có xu hướng tìm đến các luật sư giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp để nhận tư vấn, hỗ trợ. Sau đây, Luật Việt An sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.
Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là gì?
Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra trong nội bộ của doanh nghiệp. Theo Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thường là tranh chấp giữa:
Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty: Tranh chấp này xảy ra chủ yếu liên quan đến
Tranh chấp giữa thành viên/cổ đông không góp đủ vốn theo cam kết góp/đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Tranh chấp định giá tài sản khi góp vốn, không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn;
Tranh chấp về quyền và lợi ích, phân chia lợi nhuận.
Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên HDQT, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần (xem thêm quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020):
Tranh chấp phát sinh từ việc không chấp nhận quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên vì cho rằng những quyết định này không công bằng, không hợp pháp gây ảnh hưởng tới quyền lợi của các cổ đông.
Tranh chấp trong quản lý và điều hành công ty tnhh, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Tranh chấp giữa các thành viên trong công ty với nhau:
Tranh chấp các vấn đề về chọn người đại diện theo pháp luật,
Tranh chấp liên quan đến các hoạt động: thành lập công ty, quá trình hoạt động, sáp nhập công ty, hợp nhất, giải thể doanh nghiệp, chia, tách hay chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty…
Các tranh chấp gắn liền với quyền và nghĩa vụ của thành viên, cổ đông trong công ty.
Cách thức giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Thương lượng, hòa giải
Đối với việc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, phương thức thương lượng, hòa giải vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu. Các bên không chịu sự điều chỉnh của pháp luật như phương thức tòa án. Điều này giúp các bên không bị giới hạn về thời gian, ràng buộc về thủ tục, phương thức tiến hành. Ngoài ra, tự thương lượng, thỏa thuận với nhau giúp cho tranh chấp không nghiêm trọng thêm, giúp giữ hòa khí, uy tín của các bên.
Trọng tài
Khi thượng lượng, hòa giải không thành thì các bên thường chọn Trọng tài để giải quyết các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Thủ tục, thời gian giải quyết linh hoạt thuận tiện cho các bên. Trọng tài xét xử kín giúp đảm bảo bí mật thương mại của các bên. Ngoài ra, phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên nên nếu đã hết thời hạn thì hành mà có một trong các bên không thực hiện thì bên còn lại có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.
Tòa án
Việc khởi kiện ra Tòa thường là lựa chọn cuối cùng khi tất cả các phương thức trên đều không có hiệu quả. Khi chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hình thức, về thẩm quyền của Tòa án, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Về thẩm quyền, theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, bên có quyền lợi bị ảnh hưởng có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là pháp nhân.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, tra cứu văn bản pháp luật và văn bản nội bộ của công ty để đưa ra phương hướng giải quyết tranh chấp
Tư vấn, đưa ra các ý kiến pháp lý và giải pháp tối ưu nhằm giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả;
Tư vấn quyền theo luật định; đánh giá khả năng, tình huống xảy ra;
Trao đổi với khách hàng, thống nhất phương án làm việc, giải quyết các tranh chấp bất đồng.
Soạn thảo các giấy tờ có liên quan để giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất
Tư vấn, đại diện Quý Khách hàng tham dự các cuộc họp để giải quyết tranh chấp.
Cử luật sư tham gia tranh tụng tại các cơ quan tòa án, trọng tài thương mại nhằm bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công ty;
Đại diện khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án và thi hành án.
Lợi ích khi lựa chọn luật sư giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp của Luật Việt An
Luật sư có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Bảo mật thông tin khách hàng
Chi phí dịch vụ hợp lý
Tư vấn chi tiết, đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất
Giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả cao
Quy trình tiếp nhận và thực hiện tại Luật Việt An
Bước 1: Tiếp nhận thông tin (hồ sơ, tài liệu) của khách hàng.
Bước 2: Tư vấn ban đầu về vụ việc và báo chi phí dịch vụ cho khách hàng.
Bước 3: Ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý
Bước 4: Thanh toán và thực hiện các công việc theo thỏa thuận
Bước 5: Thanh lý hợp đồng sau khi hoàn thành dịch vụ
Phương thức liên hệ Luật Việt An
Văn phòng tại Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Hoàng Ngân Plaza, số 125 Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 66640606 – (024) 66640505
Phone: 0961371818
Email: hanoi@vietanlaw.vn
Văn phòng tại Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: P. 04.68 và P. 04.70, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (028) 36362965 – (028) 36362975
Phone: 0961571818
Email: saigon@vietanlaw.vn
Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn về luật sư giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!