Vấn đề pháp lý cần giải quyết trong tranh chấp đất đai tại Bình Dương

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Trong những năm gần đây, tranh chấp đất đai trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng ngày càng phức tạp, kéo theo nhiều hệ luỵ cho đời sống xã hội nói chung. Để tư vấn pháp lý cho khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp này, bài viết dưới đây Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại Bình Dương theo quy định pháp luật.

Bối cảnh tranh chấp đất đai tại Bình Dương

Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ giúp Bình Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt 13,2% trong giai đoạn 1997 – 2017.

Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều tạo ra sức hút lớn đối với nguồn lao động, nhất là lao động nhập cư, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, dẫn đến tỷ lệ dân số thành thị tăng mạnh từ 26,6% năm 1997 lên 76,9% năm 2017.

Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và gia tăng nhanh về dân số làm cho đất đai ở Bình Dương bị biến động mạnh, đất canh tác bị thu hẹp, đất ở và đất chuyên dùng tăng lên nhanh chóng.

Điều này đã gây ra nhiều mâu thuẫn trong cộng đồng dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai tại Bình Dương trở nên ngày càng phổ biến và tăng mạnh.

Xác định vấn đề pháp lý cần giải quyết trong tranh chấp đất đai tại Bình Dương

Về thủ tục giải quyết

Theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì mọi tranh chấp đất đai đều phải qua thủ tục hòa giải và phải được UBND cấp xã giải quyết trước khi vụ việc được giải quyết tại Tòa án hoặc UBND cấp huyện. Song, thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai cho thấy hòa giải cơ sở về đất đai mang lại hiệu quả chưa cao, đa phần kết quả hòa giải không thành, nhiều vụ việc có tính chất phức tạp nhưng việc hòa giải còn qua loa, đại khái.

Nhiều vụ việc tranh chấp đất đai tiến hành hòa giải tại cấp xã còn kéo dài; một số vụ việc khi tiến hành hòa giải không thực hiện đúng quy định của pháp luật như không đúng, không đủ thành phần Hội đồng hòa giải, vắng mặt các bên tham gia hòa giải… Do đó, khi xem xét đơn khởi kiện, nhiều trường hợp Tòa án phải trả lại đơn để UBND cấp xã tiến hành hòa giải lại.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013, thì có hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là thông qua Tòa án nhân dân các cấp và Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Theo đó, đương sự chỉ được đựa chọn một trong 2 hình thức để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, nếu đương sự cố tình yêu cầu cả UBND và TAND giải quyết tranh chấp sẽ gây khó khăn trong quá trình giải quyết. Thực tế những tranh chấp này nếu lựa chọn Tòa án giải quyết sẽ mất nhiều thời gian hơn vì khi Tòa án giải quyết vẫn phải đề nghị UBND cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng cứ liên quan đến nguồn gốc đất để giải quyết vụ án.

Chủ thể quyền sử dụng đất

Là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Bản chất khi giải quyết tranh chấp này cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai. Các trường hợp thường gặp trong dạng tranh chấp này, gồm:

  • Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất, đây có thể là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, ngõ đi,…
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau.
  • Tranh chấp đòi lại đất.

Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai tại Bình Dương

Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai tại Bình Dương

  • Thương lượng
  • Hòa giải
  • UBND
  • Tòa án
  • Trọng tại thương mại

Khi có tranh chấp đất đai ở Bình Dương cần tìm đến đâu?

Khi có tranh chấp đất đai xảy ra, trường hợp các bên đã tiến hành thương lượng, hòa giải nhưng không giải quyết được thì đương sự có thể tìm đến các cơ quan nhà nước sau để giải quyết:

UBND cấp xã ở Bình Dương

Việc hòa giải tranh chấp đất tại Ủy ban nhân dân xã được thực hiện theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013:

  • Nếu hòa giải thành, kết thúc tranh chấp đất đai
  • Nếu hòa giải không thành, thì căn cứ theo thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, các đương sự có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND hoặc TAND có thẩm quyền

UBND cấp huyện, tỉnh ở Bình Dương

Tranh chấp đã thực hiện thủ tục hòa giải ở UBND cấp xã mà không thành, đương sự làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện nơi có đất tranh chấp.

Trường hợp đã có kết quả giải quyết của UBND cấp huyện nhưng đương sự không đồng ý, thì có thể trình đơn lên UBND tỉnh Bình Dương để yêu cầu giải quyết lại.

Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh ở Bình Dương

Sau khi hòa giải không thành, đương sự có thể nộp khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đại tại TAND cấp có thẩm quyền tại nơi có đất tranh chấp. Lúc này, đương sự cần gửi đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Sau đó, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết.

Nếu không đồng ý với bản án, các bên đương sự có thể kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Giấy tờ cần chuẩn bị để giải quyết tranh chấp

Hồ sơ giải quyết tranh chấp tại UBND cấp xã

Pháp luật hiện chưa có quy định về hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, tuy nhiên về cơ bản hồ sơ sẽ bao gồm các tài liệu sau:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Tài liệu, chứng cứ khác (nếu có): Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở; bản sao: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 nếu có); trích lục thửa đất; giấy tờ mua bán, sang nhượng đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…

Hồ sơ giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, tỉnh

Theo khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, quy định hồ sơ giải quyết tranh chấp gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Hồ sơ giải quyết tranh chấp tại TAND

  • Căn cứ theo khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
  • Đơn khởi kiện theo mẫu.
  • Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
  • Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Cách xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ở Bình Dương

Cách xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ở Bình Dương

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 và quy định tại Điều 35, Điều 37, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thì Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của TAND như sau:

  • Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện: tranh chấp đất đai mà một trong các bên đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất; tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
  • Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh: giải quyết các tranh chấp về đất đai mà đương sự là người nước ngoài hoặc tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện mà TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện

Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân

Căn cứ khoản 2, 3 Điều  203 Luật Đất đai 2013, UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp, cụ thể:

Trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai

  • Thẩm quyền UBND cấp huyện: Trường hợp giải quyết tranh chấp lần 1 giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau .
  • Thẩm quyền UBND cấp tỉnh: Trường hợp giải quyết tranh chấp lần 2 giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bằng Trọng tài

Theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành đang có hiệu lực thi hành thì chưa có quy định cho phép Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, căn cứ khoản 5 Điều 236 Luật Đất đai 2024, Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai.

Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Bình Dương

Giải quyết tại UBND cấp xã ở Bình Dương

Căn cứ khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định, Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Giải quyết tại UBND cấp huyện, tỉnh ở Bình Dương

Căn cứ khoản 3 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

  • Không quá 45 ngày đối với thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện
  • Không quá 60 ngày đối với thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh

Giải quyết tại Tòa án ở Bình Dương

Căn cứ theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định:

  • Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai là 04 tháng;
  • Trường hợp vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng.

Trên đây là toàn bộ thông tin quy định về hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai ở Bình Dương. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về tranh chấp đất đai vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai

    Dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO