Lưu ý khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Thực phẩm là mặt hàng thiết yếu, cần thiết trong cuộc sống của con người. Vì vậy, kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực được nhiều người lựa chọn để kinh doanh. Theo quy định ngành nghề kinh doanh thực phẩm là ngành nghề bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Nếu quý khách có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách những lưu ý khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm.

Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm

Tên ngành nghề Mã ngành nghề
Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt 1010
Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản 1020
Chế biến và bảo quản rau quả 1030
Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật 1040
Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa 1050
Xay xát và sản xuất bột thô 1061
Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột 1062
Sản xuất các loại bánh từ bột 1071
Sản xuất đường 1072
Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo 1073
Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự 1074
Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn 1075
Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu 1079
Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản 1080
Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa 4610
Bán buôn gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ 4631
Bán buôn thực phẩm 4632
Bán buôn đồ uống 4633
Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp 4711
Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp loại khác 4719
Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh 4721
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh 4722
Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh 4723
Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ 4781
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động 5610
Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

Chi tiết: Kiểm tra trong lĩnh vực vệ sinh thực phẩm, bao gồm kiểm tra thú y và điều khiển quan hệ với sản xuất thực phẩm

7120
Dịch vụ đóng gói 8292

Lưu ý về điều kiện để được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

Lưu ý về điều kiện để được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Quy định về đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được thể hiện qua từng khía cạnh như sau:

Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh:

  • Cần có địa điểm, diện tích phù hợp, đảm bảo khoảng cách an toàn so với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
  • Nguồn nước phải đạt chuẩn kỹ thuật để phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở cần có hệ thống hoạt động và xử lý nước thải, chất thải được vận hành liên tục theo quy định của pháp luật.
  • Cần có đầy đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm.
  • Phải duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Nơi bảo quản cần có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; đảm bảo đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.

Điều kiện về vận chuyển thực phẩm:

  • Phương tiện dùng để vận chuyển thực phẩm phải được chế tạo từ vật liệu không gây ô nhiễm cho thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm, và dễ dàng vệ sinh sạch sẽ.
  • Đảm bảo điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Không được vận chuyển thực phẩm cùng với hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo.

Điều kiện về nguồn gốc xuất xứ thực phẩm:

  • Nguồn nguyên liệu cần có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Không được để hóa chất độc hại cùng thực phẩm trong quá trình bảo quản, vận chuyển để tránh nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Ngoài những điều kiện chung nêu trên, tùy thuộc vào hình thức kinh doanh cụ thể, cơ sở kinh doanh thực phẩm còn phải tuân thủ các điều kiện khác.

Lưu ý thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Sau khi nhận được giấy đăng ký kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi chính thức đưa sản phẩm của mình ra thị trường.

Lưu ý thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh thực phẩm theo mẫu;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe/danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu là kiểm định nguồn nước sử dụng.

Bước 2: Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong vòng 15 ngày, từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận

Nếu cơ sở đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản và ghi rõ lý do.

Trên đây là một số lưu ý khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm mà Luật Việt An cung cấp đến quý khách. Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO