Một nhãn hiệu có thể đăng ký nhiều nhóm dịch vụ không?

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một việc làm quan trọng và cần thiết với chủ sở hữu để có thể bảo hộ độc quyền nhãn hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vậy một nhãn hiệu có thể đăng ký nhiều nhóm dịch vụ không? Công ty Luật Việt An trân trọng gửi tới quý khách hàng bài viết với câu trả lời chi tiết cho vấn đề được Quý khách hàng quan tâm như sau:

Có bao nhiêu nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu?

Theo Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước Nice phiên bản 12-2024 bản Tiếng Việt được đăng tải Công báo Sở hữu công nghiệp số 429 tháng 12 năm 2023 của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện nay có 45 nhóm hàng hóa, dịch vụ, trong đó gồm:

  • 34 nhóm hàng hóa (Từ nhóm 1 đến nhóm 34) được phân loại dựa trên chức năng, mục đích của hàng hóa; nguyên liệu, vật liệu tạo nên hàng hóa…
  • 11 nhóm dịch vụ (Từ nhóm 35 đến nhóm 45) được phân loại dựa trên nội dung hoạt động, lĩnh vực, mục đích, đối tượng khách hàng dịch vụ hướng đến…

Một nhãn hiệu có thể đăng ký nhiều nhóm dịch vụ không?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, không giới hạn số nhóm hàng hóa, dịch vụ được đăng ký cho một nhãn hiệu. Vì vậy, quý khách hàng có thể đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ khác nhau, một nhãn hiệu đăng ký tối thiểu là 01 nhóm hàng hóa, dịch vụ và tối đa là 45 nhóm hàng hóa, dịch vụ (tức là toàn bộ các nhóm hàng hóa, dịch vụ trong bảng phân loại quốc tế Nice). Việc lựa chọn đăng ký nhóm hàng hóa, dịch vụ tùy thuộc vào phạm vi hoạt động của cá nhân, tổ chức và mục đích sử dụng nhãn hiệu.

Trình tự, thủ tục đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ

Trình tự, thủ tục đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm:

  • 05 Mẫu nhãn hiệu kích thước 80 x 80 mm
  • 01 Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cá nhân, tổ chức khác nộp đơn)
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
  • Nếu đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì cần có thêm các giấy tờ sau: Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận; Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm giấy mang nhãn hiệu; Bản đồ khu vực địa lý; Văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu…

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

  • Cơ quan tiếp nhận: Cục sở hữu trí tuệ
  • Hình thức nộp đơn: Nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn trong thời hạn 01 tháng từ ngày tiếp nhận đơn. Kết quả thẩm định hình thức đơn như sau:

  • Trường hợp đơn hợp lệ: Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Trường hợp đơn không hợp lệ: Ra thông báo dự định từ chối đơn, yêu cầu chủ đơn bổ sung, sửa chữa thiếu sót trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo

Bước 4: Công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn trong thời hạn không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn

  • Lưu ý: Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ, thời gian thẩm định đơn sẽ kéo dài hơn so với đơn đăng ký nhãn hiệu cho ít nhóm hàng hóa, dịch vụ do quá trình thẩm định đơn cho nhiều nhóm sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Bước 6: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, kết quả giải quyết như sau:

  • Nếu đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ: Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
  • Nếu đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ: Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ đơn chủ động gửi công văn, đưa ra các cơ sở để nhãn hiệu của mình được cấp văn bằng

Lợi ích của việc đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ cho một nhãn hiệu

Có thể kể đến một số lợi ích của việc đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ cho một nhãn hiệu như sau:

  • Nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký và những nhóm liên quan điều giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tuyệt đối với sản phẩm, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu
  • Ngăn chặn mọi hành vi sao chép, bắt chước, làm hàng giả, hàng nhái của các đối thủ cạnh tranh
  • Tạo điều kiện cho các kế hoạch mở rộng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của bạn trong tương lai
  • Mở rộng phạm vi quảng bá, phát triển thương hiệu trong mọi lĩnh vực

Phí, lệ phí đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ cho một nhãn hiệu

Phí, lệ phí đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ cho một nhãn hiệu

Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ và số lượng sản phẩm, dịch vụ trong một nhóm được đăng ký cho nhãn hiệu. Số lượng càng nhiều thì chi phí đăng ký nhãn hiệu càng cao. Căn cứ Thông tư 263/2016/TT-BTC, Điều 3 Thông tư 63/2023/TT-BTC, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ được tính như sau:

  • Lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng/đơn
  • Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 60.000 đồng; Trường hợp đơn có trên 01 nhóm hàng hóa/dịch vụ, từ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi nhóm 50.000 đồng
  • Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu: 550.000 đồng (cho đơn đăng ký nhãn hiệu có tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm); Trường hợp một nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm phải nộp thêm mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng
  • Phí tra cứu thông tin phục vụ việc thẩm định đơn: 180.000 đồng (cho đơn đăng ký nhãn hiệu có tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm); Trường hợp một nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm phải nộp thêm mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 đồng/yêu cầu
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng
  • Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ (trường hợp chủ đơn có yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ phân nhóm hàng hóa/dịch vụ): 100.000 đồng; Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ 20.000 đồng

Có nên đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ cho một nhãn hiệu

Quý khách nên lựa chọn đăng ký các nhóm hàng hóa, dịch vụ tương ứng, phù hợp với hàng hóa, lĩnh vực mà mình sản xuất, kinh doanh, kế hoạch phát triển trong tương lai và ngân sách của mình. Không nên đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vì việc đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ cho một nhãn hiệu sẽ có các rủi ro, hạn chế sau:

  • Khả năng tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký sẽ cao dễ bị từ chối trong quá trình cấp văn bằng sau này, người nộp đơn sẽ vừa tốn thời gian và chi phí;
  • Chi phí đăng ký nhãn hiệu dựa vào số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ mà bạn muốn đăng ký nếu bạn đăng ký nhãn hiệu cho càng nhiều nhóm, nhiều sản phẩm, dịch vụ sẽ tốn rất nhiều chi phí.
  • Tuy nhiên, cần lựa chọn đủ để đảm bảo nhãn hiệu bảo hộ bao phủ được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số lưu ý khi đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ cho một nhãn hiệu

Lưu ý đối với đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Đa số các nước đều chấp nhận một nhãn hiệu có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ, tuy nhiên, một số quốc gia chỉ cho phép một đơn đăng ký nhãn hiệu được đăng ký duy nhất 01 nhóm hàng hóa, dịch vụ chẳng hạn như Myanmar không cho phép đăng ký 1 đơn nhãn hiệu cho nhiều nhóm hàng hóa dịch vụ. Vì vậy, khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế quý khách cần tìm hiểu kỹ quy định pháp luật của từng quốc gia về đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia đó để thực hiện cho đúng. 

Lưu ý về phân nhóm và lựa chọn nhóm hàng hóa, dịch vụ

  • Xác định đúng bản chất hàng hóa, dịch vụ mình đang kinh doanh để phân loại nhóm cho phù hợp;
  • Nhiều hàng hóa, dịch vụ có sự tương đồng với nhau nhưng không chung nhóm, vì vậy bạn nên nhờ các đại diện cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hỗ trợ phân loại nhóm hàng hóa dịch vụ, hoặc nộp phí yêu cầu cục sở hữu trí tuệ phân nhóm để tránh phân nhóm sai, bỏ sót;
  • Mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ có nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau vì vậy phải liệt kê chi tiết sản phẩm, dịch vụ trong từng nhóm mà mình sẽ kinh doanh
  • Bạn nên lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ cần thiết để đăng ký nhãn hiệu theo thứ tự sau: Ưu tiên đăng ký các sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh; Tiếp đến các sản phẩm/dịch vụ liên quan (Ví dụ nếu doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất quần áo thì bạn nên ưu tiên đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 25, sau đấy có thể cân nhắc đăng ký thêm nhóm 35 (buôn bán, xuất nhập khẩu quần áo);
  • Cần phân loại chính xác nhóm nhãn hiệu khi đăng ký để tránh bị từ chối hình thức trong quá trình thẩm định đơn, tốn thời gian phúc đáp, thậm chí phân nhóm sai còn phải nộp bổ sung chi phí do phân nhóm không chính xác.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO