Quy định về mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2024
Công ty kinh doanh lữ hành nội địa là một doanh nghiệp hoặc tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch trong nước. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 Chính phủ đã có những chính sách giảm tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, tuy nhiên đến 01/1/2024 mức ký quỹ mới đã có hiệu lực. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ làm rõ cho Quý khách về mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa.
Quy định mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa cập nhật năm 2024
Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa
Được áp dụng từ ngày 28/10/2021 -31/12/2023, Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch được sửa đổi bởi Nghị định 94/2021/NĐ-CP có hiệu lực có tác động rất lớn đối với các công ty kinh doanh lữ hành nội địa.
Như vậy, mức kỹ quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2024 là 100.000.000 đồng, áp dụng theo quy định gốc của Nghị định 168/2017/NĐ-CP sau thời kỳ 2 năm áp dụng giảm mức ký quỹ phục hồi ngành du lịch hậu Covid.
Hai địa điểm ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam: Đối với các doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh với các tổ chức nước ngoài, việc ký quỹ tại các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có thể là một lựa chọn phù hợp.
Ngân hàng thương mại: Đây là một trong những địa điểm phổ biến để doanh nghiệp ký quỹ. Các ngân hàng thương mại có đủ khả năng và kinh nghiệm trong việc xử lý các khoản tiền ký quỹ và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình giao dịch
Hợp đồng ký quỹ
Căn cứ Điều 15 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch được sửa đổi bởi Nghị định 94/2021/NĐ-CP các nội dung chính của hợp đồng ký quỹ gồm:
Tên, địa chỉ;
Người đại diện của doanh nghiệp;
Tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng;
Lý do nộp tiền ký quỹ;
Số tiền ký quỹ;
Lãi suất tiền gửi ký quỹ;
Trả lãi tiền gửi ký quỹ;
Sử dụng tiền ký quỹ;
Rút tiền ký quỹ;
Hoàn trả tiền ký quỹ;
Trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật
Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
Căn cứ Điều 15 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch được sửa đổi bởi Nghị định 94/2021/NĐ-CP sau khi phong tỏa tài sản ký quỹ, ngân hàng sẽ cấp cho doanh nghiệp ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu sau:
Tại sao kinh doanh lữ hành nội địa phải ký quỹ?
Trong kinh doanh, ký quỹ thường được yêu cầu nhằm đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong giao dịch kinh doanh, đặc biệt là trong các lĩnh vực như bất động sản, tài chính, và du lịch.
Đối với ngành du lịch, việc ký quỹ có thể được áp dụng để đảm bảo rằng các doanh nghiệp du lịch cung cấp dịch vụ đúng cam kết và đảm bảo thanh toán cho các dịch vụ được sử dụng bởi khách hàng.
Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là một phần quan trọng của quy định và quản lý doanh nghiệp. Ký quỹ đảm bảo tính minh bạch và an toàn tài chính cho cả doanh nghiệp và khách hàng.
Việc ký quỹ thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật và thực hiện nghĩa vụ, từ đó giúp nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn vốn vay: Một số ngân hàng có chính sách ưu đãi lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp đã ký quỹ.
Tiền ký quỹ được sử dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch được sửa đổi bởi Nghị định 94/2021/NĐ-CP tiền ký quỹ được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng bố trí những chi phí kịp thời để giải quyết vấn đề như:
Kinh doanh lữ hành nội địa không ký quỹ thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hànhcó thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Lưu ý mức phạt với tổ chức gấp đôi với mức phạt của cá nhân.
Một số câu hỏi liên quan về kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Điều kiện kinh doanh lữ hành đối với nhà đầu tư nước ngoài?
Trong khuôn khổ WTO, Việt Nam hiện có cam kết đối với ngành Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471), theo đó các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ nhưng chỉ dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam, và phần vốn góp của phía nước ngoài không bị hạn chế. Ngoài ra, hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là công dân Việt Nam.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam. Theo đó công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài không được đưa khách Việt Nam và khách nước ngoài đi du lịch ngoài lãnh thổ Việt Nam tức không được kinh doanh dịch vụ outbound.
Công ty có được hưởng lãi suất ký quỹ không?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch được sửa đổi bởi Nghị định 94/2021/NĐ-CP thì công ty được hưởng lãi suất ký quỹ.
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa có tư cách pháp nhân không?
Doanh nghiệp lữ hành là các đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập. Nó được thành lập và sinh lời bằng phương thức giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch hoặc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho kinh doanh du lịch.
Doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa có được kinh doanh lữ hành quốc tế không?
Doanh nghiệp lữ hành nội địa được hiểu là đơn vị chỉ được cấp phép hoạt động trong nhằm phục vụ khách du lịch nội địa và không được kinh doanh lữ hành quốc tế. Doanh nghiệp chỉ được thực hiện theo phạm vi kinh doanh được cấp phép.
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa có được phép thành lập các đại lý không?
Các doanh nghiệp lữ hành được phép tổ chức mạng lưới Đại lý lữ hành.
Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa được phép kinh doanh khi nào?
Để được hoạt động kinh doanh hợp pháp thì doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải có Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.
Doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ khi nào?
Doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ khi:
Doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp chuyển đổi ngành, nghề kinh doanh không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh lữ hành nội địa và xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa của Luật Việt An
Tư vấn pháp lý liên quan đến mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa tại Việt Nam;
Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành một cách nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch;
Tư vấn các thủ tục pháp lý khác sau khi thành lập công ty kinh doanh lữ hành nội địa;
Tư vấn thủ tục pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp;
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!